Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

Dâu tây là thứ trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là "nữ hoàng của các loài trái cây". Dâu tây chứa nhiều loại đường, protein, axít hữu cơ, pectic và giàu vitamin, chất khoáng cũng như nguyên tố vi lượng, rất thích họp với người cao tuổi.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
Axít hữu cơ

Axít hữu cơ trong dâu tây giúp cơ thể phân giải lipit trong thực phẩm, có tác dụng kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa. Chất pectic tuy không dễ được ruột hấp thụ nhưng lại có tác dụng kích thích thành ruột, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa, thúc đay sự nhu động của dạ dày vả đường ruột, từ đó giúp đại tiện dễ dàng, giúp đường ruột đào thải những chất dư thừa có hại như kim loại nặng, cholesterol.

Vitamin

Dâu tây được coi là "vitamin tươi". Trong l00g dâu tây tươi chứa 60mg vitamln C, hàm lượng vitamin C ở đâu tây cao gấp 7 đến 10 lần ở táo, nho. Vitamin C được coi là axít hữu cơ chống hoại huyết, là loại vitamin tan trong nước. Trong các loại vitamin thì vitamin C là loại không ổn định nhất, khi bảo quản, chế biến, nấu chín, vitamin C rất dễ bị phân hủy, bị oxy hóa.

Vitamin C còn có tác dụng thúc đây sự hợp thành collagen xưong, làm mau lành vết thương, tăng cường khả năng trao đổi chất của tyrosine trong axít amin và tiyptophan, kéo dài tuối thọ, tăng khả năng hấp thụ chất sắt, canxi và axít folic, cải thiện tình trạng tích tụ mỡ, đặc biệt là điều hòa lượng cholesterol, phòng bệnh tim mạch, có giá trị dưỡng sinh rất quan trọng đối với người cao tuổi.
Ngoài ra, dâu tây còn chứa vitamin C và vitamin E có công dụng bảo vệ màng tế bào, chống oxy hóa, đào thải "rác" trong cơ thể, giúp ngưòi cao tuổi trẻ lâu.

Về các vitamin khác

Ngoài vitamin C, trong dâu tây còn chứa nhiều loại vitamin khác như vitamin A, B1, B2, B6, E, caroten...

Axít amin

Loại axít náy có tác dụng phòng và chữa bệnh thiếu máu, mẩn ngứa da, phòng bệnh ung thư máu và các bệnh về huyết dịch do thiếu máu.

Chất khoáng

Trong dâu tây có chứa nhiều chất khoáng như canxi, sắt, phốtpho, kali, natri, đồng, magiê, thiếc, kẽm...

Các chất dinh dưỡng khác

Trong l00g dâu tây chứa 800mg protein, l00mg lipit, 5,2g cacbon hyđrat, l ,6g cellulose.

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Dâu tây tươi có vị ngọt, tính lương, không độc, có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, hóa đờm, kiện tỳ, bổ máu, giảm mỡ máu... có tác dụng phòng chữa nhất định bệnh đường ruột và tim mạch cho người cao tuổi. Vitamin và pectin trong dâu tây có công hiệu chữa táo bón, trĩ, cao huyết áp, phòng ngừa ung thư đường ruột. Thường xuyên uống nước sinh tố dâu tây có thể chữa viêm họng, giúp cho da dẻ mịn màng.
[next]
Chữa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa

Người già thường gặp phải vấn đề trao đổi chuyển hóa chất, tiêu hóa sút kém. Táo bón là hiện tượng khá phổ biến ở người cao tuổi. Dâu tây có công hiệu điều trị khá rõ rệt đối với bệnh táo bón, bệnh trĩ, cao huyết áp, cholesterol cao, ung thư đường ruột.

Thường xuyên ăn dâu tây sẽ có thể loại trừ được các triệu chứng đầy trướng bụng, kém ăn, suy dinh dưỡng...

Làm cho răng chắc khỏe

Vitamin C trong dâu tây có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng đối với răng, xương, phòng bệnh chảy máu chân răng, chống dị ứng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi thiếu vitamin C, ngưòi ta thường có triệu chứng sưng lợi, xuất huyết chân răng, răng lung lay. Khi chân răng đã bị vết thương thì rất khó lành, lại có thể dẫn đến bệnh hoại huyết, thiếu máu, yếu tim...

Vì vậy, ăn nhiều dâu tây, thường xuyên bổ sung vitamin có ý nghĩa rất quan trọng đối với người cao tuổi.

Xóa nếp nhăn, chống già nua

Hình thức bề ngoài của người cao tuổi cũng là điều phải quan tâm. Dâu tây mang lại hiệu quả rõ rệt làm chậm quá trình xuất hiện nếp nhăn trên da ở người già. Ăn dâu tây sẽ tăng cường khả năng trao đổi chất ở da, làm cho da dẻ mịn màng, đàn hồi tốt, giảm dần nếp nhăn trên mặt.

Dâu tây có tác dụng thanh nhiệt đối với tim phổi nên có công hiệu nhất định chữa các chứng bệnh ngoài da do tâm phế nhiệt như mẩn ngứa, viêm da. Chất dinh dưỡng trong dâu tây có tác dụng chống lão hóa đối với xương, da, hệ thần kinh khá tốt.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

Bổ tim, kiện não, chống ung thư

Những công trình nghiên cứu y học có liên quan gần đây cho thấy, dâu tây có tác dụng đặc thù về bổ tim, kiện não. Đặc biệt, loại trái cây này có tác dụng rất tốt phòng chữa các bệnh mạch vành, tắc mạch máu não, xơ vữa động mạch. Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy dâu tây còn có công hiệu chống ung thư.

Axít ellagic chiết xuất từ rễ, lá và quả dâu tây có hoạt tính chống ung thư khá cao, bảo vệ có hiệu quả các cơ quan trong cơ thể không bị tác nhân ung thư xâm hại, từ đó giảm bớt ở mức độ nhất định nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong tám loại thực phẩm có khả năng hạ thấp tỉ lệ tử vong do ung thư thì dâu tây đứng ở vị trí hàng đầu.

Loại tanric axít kỳ diệu nói trên có trong dâu tây tươi giúp cơ thể kháng độc, ngăn chặn hình thành tế bào ung thư, có hiệu quả điều trị nhất định đối vói nhiều loại bệnh ung thư.

Cách dùng

Dâu tây không những là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng mà còn rất sẵn. Để giữ cho dâu tây tươi ngon, không bị mất chất dinh dưỡng thì ăn tươi là tốt nhất. Tuy nhiên, để trở thành món ăn ngon thì ngoài ăn tươi ra, còn có nhiều cách ăn độc đáo khác.

Cách lựa chọn và bảo quản dâu tây

Thông thường, dâu tây ngon là những quả tươi, to, có mùi thơm đậm. Trước khi ăn cần phải rửa sạch, tiêu độc: ngâm dâu tây 5-10 phút trong dung dịch nước muối pha loãng, sau đó ngâm nước đun sôi để nguội 1 đến 2 phút rồi vớt ra để ráo là được.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

Nước dâu tây ép

Ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để ráo nước, trộn đều với đường kính vài giờ, nước dâu tây sẽ chảy ra, cho dâu tây vào dụng cụ ép hoa quả, ép lấy nước, chờ đến khi cặn lắng, nước trong là có thể uống được. Nếu trộn lẫn nước dâu tây với nước uống có gas hoặc kem thì hương vị càng ngon, uống liên tục nước dâu tây vài ngày có thể trị viêm họng, khản tiếng.

Xay nhuyễn dâu tây thành nước sinh tố uống cũng rất tốt, có thể điều trị các chứng bệnh như đái buốt, nước tiểu vàng...
[next]
Mứt dâu tây

Mứt dâu tây là loại chế phẩm sử dụng tiện 10, giàu chất dinh dưỡng, nên chuẩn bị sẵn với số lượng nhiều cho người cao tuối ăn dần. Mứt dâu tây có thể dùng ăn sáng cùng bánh mì. Làm mứt dâu tây rất dễ, cụ thể như sau:

Sau khi ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho dâu tây vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho ra trộn đều với đường, để tủ lạnh, sau 1 ngày sẽ thành mứt dâu tây.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

Kem dâu tây

Vào mùa hè, có thể lựa chọn cách ăn dâu tây lạnh. Trước hết đem dâu tây rửa sạch, để ráo, ép lấy nước rồi trộn đều vói sữa bò, bột ngô chín, sau đó đổ vào khuôn đặt trong tủ đá sẽ thành kem.

Đối với người già, cách ăn này chỉ phù họp trong mùa hè nóng nực, ngoài ra cần lưu ý không nên dùng khi răng và đường ruột không được tốt.

Lưu ý

Người cao tuổi không nên ăn một lúc nhiều dâu tây mà nên ăn ít một, chia làm nhiều lần. Khi rửa dâu tây, nên ngâm nước trước rồi hẵng nhặt bỏ cuống lá, bởi khi đó nhặt bỏ cuống ló, ngâm nước, nếu dâu tây còn bám thuốc trừ sâu thì dư lượng thuốc trừ sâu sẽ theo nước thấm vào bên trong quả dâu, như vậy dễ bị ngộ độc.

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TƯ DÂU TÂY

Với màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng của dâu tây, người ta có thể chế biến loại trái cây này thành các món ăn cao cấp, lịch sự. Sau đây là cách làm hai món mà nguyên liệu chủ yếu là dâu tây tươi.

Sôđa dâu tây

Sôđa dâu tây
Ảnh minh họa

Nguyên liệu:
- Dâu tây: 6 quả
- Kem hương vani: 1 que
- Nước sôđa: l00ml
- Đá viên sạch đủ dùng.

Cách làm:
- Dâu tây rửa sạch, để ráo nước, thái lát.
- Cho các miếng dâu tây đã thái vào máy xay sinh tố cùng kem hương vani, xay nhuyễn đều khoảng 30 giây, cho tiếp nước sôđa vào trộn đều, cho ra ly là được.

Bánh nướng dâu tây

Bánh nướng dâu tây
Ảnh minh họa

► Nguyên liệu:
- Dâu tây: 2 quả
- Đường: 53g
- Muối, bột vani một ít vừa đủ.
- Đào mật chín; 1 /2 quả
- Nước quả ép: 150ml
- Bột mì: 150g
- Bơ (không muối): 75g
- Bột nở: 1 thìa cà phê.
- Kiwl: 1/2 quả
- Bột rau câu: 1/2 thìa

► Cách làm:
- Trộn đều bột mì, đường, bơ, muối, bột nở, bột vani, ít nước lã vào nhào kỹ, nặn thành khối tròn, bọc giấy bóng kính, cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 giờ (qua đêm càng tốt), sau đó lấy ra, để rã đông tự nhiên.
- Phết bơ lên mặt viên bột, rồi rắc một lóp bột mì lên, nặn theo hình dáng tùy thích, đem nướng ở nhiệt độ 170°c trong khoảng 20-25 phút, đến khi chín vàng thì lấy bánh ra.
- Rửa sạch dâu tây, đào, kivvi, thái miếng mỏng, đặt lên trên bánh đã nướng chín.
- Hòa bột rau câu vào nước hoa quả, đun chín, đổ lên trên chiếc bánh, để nguội là được.

Nguồn: Sưu tầm

Dâu tây là thứ trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là "nữ hoàng của các loài trái cây"

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Ăn đồ ngon

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.