tháng 4 2015

Chị em có thể tự tay làm những món mứt dừa với nhiều màu sắc mà không cần sử dụng đến hóa chất.

Nguyên liệu:
Cùi dừa: 1kg
Đường: 500 gr
Lá nếp: 50g
Bắp cải tím: 150g
Cà rốt: 300g
Gấc: 100g ruột gấc cả hạt
Bột cacao: 1 thìa cà phê
Vani




Cách chế biến:

Bước 1: Dừa đem gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài, dùng dao cắt đôi quả dừa. Dùng nạo, nạo theo vòng tròn của quả dừa để được những sợi dừa dài và mỏng.

Sau đó đem rửa vài lần nước để dừa sạch dầu (rửa đến khi nước rửa dừa không còn bị đục nữa).

Bước 2: Gấc đem bổ đôi, dùng thìa nạo lấy phần thịt gấc. Đem thịt gấc bóp cùng 1 thìa ăn cơm rượu, nặn bỏ hạt. Hòa thêm vào bát thịt gấc 1 bát con nước rồi lọc lấy nước gấc qua 1 cái rây.

Bước 3: Cà rốt, bắp cải tím, lá nếp đem rửa sạch rồi thái nhỏ từng loại. Cho từng loại vào máy xay sinh tố, thêm 1 bát nhỏ nước rồi xay nhuyễn.

Bước 4: Chia dừa thành 5 phần, cho từng phần vào các bát nước rau củ đã chuẩn bị ở bước 2 và 3 để ướp trong khoảng 4-5 tiếng cho dừa ngấm màu của nước rau củ.

Bước 5: Thường thì sẽ ngâm đường với dừa cho đến khi đường tan thì mới cho dừa và nước đường lên bếp sên.

Ở đây mình bỏ qua công đoạn ướp đường. Mình dùng 100gr đường cho 200gr cùi dừa và cho đường thẳng vào chảo, thêm nước rau củ vừa ướp dừa, đun cho đến khi đường tan thì cho dừa vào sên.

Lúc đầu để ở mức lửa trung bình, khi nước đường sôi thì hớt bọt nếu có, thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều.

Bước 6: Khi nước đường cạn chỉ còn sền sệt thì hạ lửa nhỏ liu riu, lúc này dùng đũa đảo đều liên tục để đường kết tinh bám đều vào dừa.

Nếu muốn mứt thơm hơn thì nhỏ vào chảo vài giọt vani rồi tắt bếp. Tiếp tục đảo đều trong khoảng 1 phút nữa. Sau đó rải mứt ra 1 cái mâm, khi mứt nguội thì cất vào lọ kín để bảo quản.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm mứt gừng dẻo

Thay vì làm mứt gừng khô truyền thống, chị em hãy thử làm món mứt gừng dẻo, vàng ươm, trong veo đãi khách ngày Tết.

Nguyên liệu:
Gừng non: 300gr
Dứa: 1 quả nhỏ hoặc 150gr
Đường: 200gr
Phèn chua: 5gr
Chanh: 2 quả







Cách chế biến:

Bước 1: Dứa gọt vỏ, cắt bỏ mắt và xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy sở thích.

Bước 2: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái chỉ.

Bước 3: Pha vào nước sạch nước cốt 1 quả chanh và ngâm gừng trong khoảng 15 phút để gừng không bị thâm. Sau đó vớt ra rửa sạch.

Bước 4: Đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua để chần qua gừng.

Cho gừng vào trần với nước trong khoảng vài phút, sau đó vớt ra xả sạch với nước lạnh vài lần cho hết phèn.

Bước 5: Trộn gừng với nước cốt của 1 quả chanh còn lại, thêm dứa xắt hạt lựu và đường vào, trộn đều và để qua đêm hoặc cho đến khi đường tan hết.

Bước 6: Khi đường tan hết thì đem sên gừng ở lửa nhỏ cho đến khi gừng dẻo, trong, ăn có vị chua ngọt thanh thì tắt bếp.

Để mứt dừng dẻo nguội cho vào lọ thủy tinh và cất tủ lạnh. Có thể ăn kèm với lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ nếu thích.

Nguồn: Sưu tầm

Thịt bò rim ngày Tết

Ngày Tết, người miền Trung làm món bò rim để dọn trong các bữa ăn, bữa tiệc đầu năm.

Nguyên liệu:
02 kg thịt bò tươi
Khoảng 1/2 bát ăn cơm mật mía
Nước mắm 1/3 bát
Gừng tươi khoảng 25 gam
Tỏi 15 gam
Hành tăm 5-6 hạt (Hành tăm hạt bé như hạt cườm. Loại này có nhiều ở miền trung)
Mỳ chính 1 thìa cà phê
Mắm tôm 1 thìa cà phê
Bột hạt tiêu 1/2 thìa cà phê
Một ít gia vị để nấu bò kho, nếu có (gia vị bò kho được nhà sản xuất đóng thành từng gói hoặc đóng trong từng lọ nhỏ bán tại các chợ. Gia vị này có tác dụng làm đẹp màu thịt lại có mùi thơm hấp dẫn)

Cách chế biến:

Bước 1: Thịt bò mua về rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt thành từng miếng khoảng 2,5g. Không cắt mỏng quá nhưng cũng không cắt dày quá. Khi chọn mua thịt bò, lưu ý chọn loại thịt bắp, tươi, ngon.

Bước 2: Gừng, tỏi, hành tăm băm nhỏ để cho vào ướp thịt. Lưu ý có thể giã nhỏ để gia vị được ngấm thịt hơn. Khi chọn mua hành, tỏi tuyệt đối không dùng loại đã mọc mầm.

Bước 3: Cho hành tắm, tỏi, gừng đã giã vào thịt, bóp, rồi ướp khoảng 2 tiếng. Nếu ướp ít thời gian quá, miếng thịt khi nấu xong sẽ không có được vị thơm.

Bước 4: Cho nước mắm vào thịt. Chú ý khi cho nước mắm, cần rưới nước mắm đều khắp để nước mắm được ngấm đều vào thịt.

Bước 5: Cho mật mía vào thịt, cũng như nước mắm lưu ý rưới đều toàn bộ thịt. Có thể cho thêm một ít mắm tôm (Nếu không ăn được mắm tôm thì có thể không cho vào).

Bước 6: Thịt sau khi đã được cho các gia vị, dùng tay bóp đều để gia vị được ngấm hơn.

Bước 7: Sau đó, cho thịt vào nồi, đậy kín vung, đun đỏ lửa đến lúc thịt bắt đầu sôi thì lắc đều để thịt khỏi dính. Tiếp đó, vặn  nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi thịt mềm.

Trong quá trình đun không được đảo thịt. Trường hợp nếu ít nước mắm hoặc ít mật thì thêm vào cho vừa ăn.

Khi thịt bò rim chín mềm, cho thịt ra đĩa nhé!

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm dưa món thơm giòn

Dưa món là thức ăn kèm cùng với thịt rim ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung.

Nguyên liệu:
01 kg hành ta (mua loại chưa thật khô)
02 thìa canh vừa phải muối biển
01 thìa cà phê đường trắng









Cách chế biến:

Bước 1: Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.

Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.

Bước 2: Su hào gọt vỏ, bỏ phần già (nếu có). Cà rốt cạo vỏ rửa sạch để ráo nước. Su hào và cà rốt cắt thành miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm , dày 1 cm.

Sau khi ngâm nước gạo lần 2 tiếp tục rửa sạch hành, để ráo nước.

Bước 3: Muối hành
Cho nước sôi để  nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều, đổ hành vào lọ cùng với các nguyên liệu (Nước nên ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay).

Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành).

Bước 4: Muối su hào, cà rốt

Cho nước sôi để thật nguội cùng muối biển vào lọ khuấy thật đều và cho su hào, cà rốt vào lọ (nước phải ngập su hào, cà rốt khoảng hơn 01 đốt ngón tay).

Khi cho cà rốt, su hào vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt su hào. (Su hào và cà rốt muối khoảng thời gian 2 ngày là ăn được, không cần muối thời gian dài vì su hào, cà rốt nhanh chua).

Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, mỳ chính hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường.

Chỉ một chút khác lạ trong cách pha trộn nguyên liệu cũng làm nên nét độc đáo trong món ăn giản dị này.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm dưa kiệu ngày Tết

Dưa kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.

Nguyên liệu:
1 kg kiệu
2 muỗng canh muối hột
1 muỗng cà phê phèn chua
Giấm trắng
350g đường

Cách chế biến:

Bước 1: Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.

Bước 2: Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.

Bước 3: Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.

Bước 4: Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu.

Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men.

Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.

Bước 5: Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm.

Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).

Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường. Mình sử dụng giấm nuôi, không sử dụng giấm gạo nên độ chua vừa phải, giấm gạo để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm thịt kho hột vịt

Thịt kho hột vịt hay thịt kho tàu là một trong những món ăn Tết không thể thiếu của người Miền Nam.

Nguyên liệu:
1 kg  thịt ba rọi hoặc thịt đùi
2 trái dừa xiêm
10 trứng vịt
3 muỗng canh đường trắng
1 muỗng cà phê muối
3 muỗng canh nước mắm






Cách chế biến:

Bước 1: Thịt cắt miếng lớn, nếu muốn thịt mềm mà gắp vẫn chắc thì dùng chỉ buộc chữ thập. Tuy nhiên không buộc cũng không sao. Trứng luộc chín, lột vỏ.

Ướp thịt với 3 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng cà phê muối, để 2 giờ cho thịt ngấm.

Bước 2: Cho 3 muỗng canh nước mắm cho vào nồi đun cho cạn nước mắm. Chế 1 lít nước dừa tươi vào (khoảng 2 trái dừa xiêm), thêm ½ lít nước lạnh.

Bước 3: Đun sôi nước lên rồi mới cho thịt vào. Để lửa riu riu đến khi thịt mềm như ý (không đậy nắp thì thịt và nước mới trong).

Bước 4: Thỉnh thoảng vớt bọt cho nước kho được trong. Nêm lại cho vừa khẩu vị.

Bước 5: Khi thịt đã mềm thì cho trứng vào, đun sôi trở lại vài phút. Tắt bếp. Để trứng trong nồi thịt luôn cho ngấm. Thịt kho tàu có thể dọn kèm cơm trắng và dưa giá.

Thịt kho tàu cũng có thể cuốn bánh tráng với bún, rau sống đổi bữa trong những ngày Tết.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm chân gà muối chua

Trong bữa cơm ngày Tết, được nhâm nhi vài cái chân gà muối chua giòn giòn, thơm thơm thật là tuyệt.

Nguyên liệu:
Chân gà: 1kg
Gừng, tỏi, ớt
Dấm, đường, muối, phèn chua, rượu nếp
Lọ thủy tinh

Cách chế biến:

Bước 1: Lọ thủy tinh rửa sạch, luộc qua rồi phơi nắng cho khô.



Bước 2: Chân gà đem ngâm với nước muối pha đậm đặc khoảng 15 phút, sau đó rửa lại cho thật sạch.

Bước 3: Cho chân gà vào nồi, đổ ngập nước, thả vào nồi 1 miếng gừng đập dập, đun sôi khoảng 2 phút.

Vớt chân gà ra, rửa lại với nước lạnh rồi lại cho nước ngập chân gà, đun sôi trong 2 phút. Sau đó lại vớt ra và lặp lại bước làm như trên lần thứ 3 là chân gà chín.

Bước 4: Hòa khoảng 1 thìa cà phê phèn chua với nước đun sôi để nguội rồi cho chân gà vào ngâm khoảng 15 phút, rồi bóp rửa lại một lần nữa cho sạch.

Cho chân gà vào hộp, cất trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 3 tiếng để chân gà đông cứng lại.

Bước 5: Đun sôi hỗn hợp gồm: 250ml nước, 200ml dấm, 80g đường, 8g muối (hoặc pha theo khẩu vị nhà bạn sao cho đạt được độ chua ngọt bạn mong muốn).

Sau đó thả tỏi, ớt vào rồi tắt bếp, để hỗn hợp thật nguội.

Bước 6: Xếp chân gà vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp đã đun ở bước 5 vào ngập mặt chân gà. Cho thêm vào lọ một thìa rượu nếp để chân gà được thơm hơn.

Cất lọ chân gà vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4-5 ngày là ăn được.

Nguồn: Sưu tầm

Chỉ cần vài thao tác đơn giản và thêm chút kiên trì, bạn sẽ có ngay cho chồng một món nhắm cực ngon, cực hấp dẫn.

Nguyên liệu:
Tai lợn: 3 chiếc ~ 1.5kg
Nước mắm ngon: 150ml
Nước: 1 lít
Đường: 100gr
Dấm: 100ml
Ớt, tỏi






Cách chế biến:

Bước 1: Tai lợn, trước tiên các bạn hãy sơ chế sạch, bóp với muối và chanh để khử hết mùi hôi. Xếp tai vào nồi luộc chín, rồi vớt tai và ngâm ngay vào bát nước lạnh đến khi tai nguội mới vớt ra sẽ giúp cho tai luôn được trắng.

Bước 2: Dùng chính phần nước vừa ngâm tai lợn, vớt bớt váng mỡ rồi đun sôi cùng đường, dấm, nước mắm. Sau đó thả tỏi đã bóc vỏ, thái lát mỏng vào.

Bước 3: Chuẩn bị lọ hoặc dụng cụ đựng bằng thủy tinh, xếp tai vào rồi chế nước ngâm cho ngập. Chọn cách thả ớt để nguyên quả hay thái lát là tùy vào khẩu vị ăn cay của mỗi người.

Bước 4: Đậy nắp lại và bảo quản trong tủ lạnh. Với thời tiết này các bạn chỉ cần ngâm tai khoảng 3 ngày là có thể sử dụng được rồi, mùa đông thì cần thời gian dài hơn, khoảng từ 5 ngày trở lên.

Khi ăn, thái tai lợn ngâm mắm thành những lát mỏng, chấm tương ớt nhắm với bia, cảm giác giòn giòn sật sật ngon tuyệt, ông xã mình rất mê món này. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm mứt gừng

Chắc chắn khách đến chơi nhà sẽ vô cùng thích thú khi thưởng thức cả hai loại mứt gừng khô và dẻo.

Nguyên liệu:
- Gừng bánh tẻ
- Đường
- Chanh: 1 quả (hoặc 50 ml dấm) 

Cách chế biến:

Bước 1: Gừng nên chọn mua loại gừng bánh tẻ (không quá già mà cũng không quá non). Đem rửa sạch đất cát rồi cạo bỏ lớp vỏ ngoài.


Dùng dao sắc thái miếng thật mỏng (hoặc dùng nạo để nạo gừng thành miếng mỏng).

Bước 2: Cho gừng vào nồi, đổ nước ngập mặt gừng, sau đó đun sôi nước. Nhấc nồi gừng xuống, gạn bỏ nước gừng.

Lặp lại động tác luộc gừng khoảng 2 – 4 lần (tùy vào việc gừng đã đạt được độ cay như bạn mong muốn hay chưa).

Lần luộc gừng cuối cùng thì nên vắt vào nồi nước luộc một quả chanh (hoặc dấm) để gừng được trắng hơn.

Bước 3: Vớt gừng ra rổ để cho ráo bớt nước rồi đem trộn với đường theo tỉ lệ 1kg gừng đi với khoảng 0,5 – 0,6kg đường, đảo đều.

Để ngâm trong khoảng 5 – 6 tiếng hoặc đến khi đường tan hoàn toàn. Thi thoảng nên đảo đều để gừng ngấm đều đường.

Bước 4: Đặt chảo gừng lên bếp, đun ở mức lửa trung bình. Thi thoảng đảo đều cho gừng ngấm đường.

Khi nước đường cạn chỉ còn sền sệt và thấy nặng tay khi đảo thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất.

Bước 5: Dùng đũa đảo liên tục cho đến khi đường kết tinh bám trắng vào miếng gừng và những miếng gừng tách rời nhau thì nhấc chảo gừng xuống.

Bước 6: Tiếp tục đảo đều vài lần nữa rồi để cho gừng nguội hẳn. Khi gừng nguội, cho vào lọ thủy tinh bảo quản, ăn dần.

Món mứt gừng cay cay này chắc chắn sẽ đem đến bạn một năm mới ấm áp. Cất mứt gừng vào lọ kín hoặc bọc trong túi bóng để ăn dần.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm bánh chưng

Để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh, dẻo mà không cần dùng khuôn cũng cần phải biết cách nhé chị em.

Nguyên liệu:
- Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
- Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
- Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới (tùy theo số bánh sẽ gói)
- Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp (tùy lượng theo số bánh sẽ gói), nấu chín và nghiền nhỏ.
- Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn
- Gia vị: Muối, hạt tiêu

Cách chế biến:
 
1. Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo
Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.

Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị). Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).

Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.

Bước 3: Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô.

Tiếp đó cắt phần sống lá (Tuy nhiên, sau khi cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng).

Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm - 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. Gạo, nhân đã chuẩn bị đầy đủ.

2. Gói bánh
Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.

Bước 3: Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt.

Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt. Đặt nhân lên trên phần gạo.

Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.

Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).

Sau đó, phần gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

Bước 6: Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.

Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt.

Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.

3. Luộc bánh
Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.

Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.

Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên.

Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi.

Nguồn: Sưu tầm

Vịt hấp lá móc mật

Món vịt hấp lá móc mật thơm ngon, lạ miệng này chị em hãy chế biến cho cả nhà thưởng thức.

Nguyên liệu:
1 con vịt
1 ít dấm ăn
1 nắm to lá móc mật tươi
1 ít bột nêm
1 nhánh gừng
1 củ tỏi
1 ít nước tương
1 quả ớt
1 lon bia
Gia vị vừa ăn


Cách chế biến:
 
Bước 1: Vịt mua về làm sạch, rửa bằng giấm cho sạch.

Bước 2: Lá móc mật tươi rửa sạch để ráo, gừng gọt vỏ.

Bước 3: Thái nhỏ ½ phần lá móc mật, phần còn lại để nguyên.

Bước 4: Trộn lá móc mật với 1 thìa bột nêm 2 thìa nước tương, gừng đập dập.

Bước 5: Trộn đều và nhét phần gia vị vào bụng vịt.

Bước 6: Dùng tăm ghim lại.

Bước 7: Rải lá mác mật xuống đáy nồi, đặt vịt vào nồi và đổ ½ phần bia vào, bật bếp bắt đầu hấp. Đun nhỏ lửa cho vịt chín đều. Thỉnh thoảng thấy phần nước cạn đổ thêm bia vào.

Hấp khoảng 45 phút châm thấy thịt vịt không đỏ là chín.

Bước 8: Chặt miếng vừa ăn chấm với bát nước xì dầu tỏi ớt. Khi ăn vịt hấp ăn kèm với lá móc mật vừa bùi rất ngon.

Nguồn: Sưu tầm

Bánh dày chiên xù sốt tương

Hôm nay mọi người cùng vào bếp để làm món bánh giày chiên xù sốt tương vừa ngon vừa lạ miệng này.

Nguyên liệu:
8 cái bánh dày
100g chả lụa
2 quả trứng gà
50g bột mì
50g bột xù
Dầu để chiên
Xốt tương: 1 thìa súp đường + 1 thìa súp rượu + 1 thìa súp mật ong + 1/2 thìa súp nước tương + 1/2 thìa cà phê vỏ chanh + 1 thìa súp xốt mayonnaise, cho tất cả hỗn hợp vào nồi, nấu sôi, khuấy đều 

Cách chế biến:

Bước 1: Chả lụa cắt miếng vừa ăn.

Bước 2: Đánh đều lòng đỏ và lòng trắng trứng gà trong bát.

Bước 3: Lấy từng cái bánh dày lăn qua bột mì khô, sau đó đem nhúng qua trứng, lăn qua bột xù, cho vào chảo dầu nóng chiên vàng, lấy ra, để ráo dầu.

Bước 4: Xếp bánh ra đĩa với chả lụa, chấm kèm xốt tương pha sẵn.

Mách Nhỏ: Cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 30 phút trước khi chiên, bánh chiên xong sẽ lâu bị mềm. Chiên bánh với lửa nhỏ để bánh chín đều.

Nguồn: Sưu tầm

Mì Quảng cánh gà

Là món ăn quá quen thuộc với nhiều người nhưng khi sáng tạo, phá cách với cánh gà chiên… tô mì Quảng bắt mắt và lạ miệng hơn, hấp dẫn cả nhà.

Nguyên liệu:
– Sợi mì Quảng: 500 gr
– Thịt gà: 500 gr
– Tôm đất: 200 gr
– Thịt nạc, bánh tráng: 200 gr
– Cánh gà, đường, tiêu, tỏi 4 cánh
– Cà chua, rau thơm, nước mắm
– Bắp chuối bào, muối, hành, ớt
– Đậu phụng rang, hành phi

Cách chế biến:

Bước 1: Làm sạch cánh gà, ướp gà với nước mắm, đường, tiêu. Xào cánh gà vừa chín. Tôm đất cắt râu làm sạch, thịt heo nạc xắt miếng mỏng, ướp gia vị hành, tiêu, tỏi. Cà chua xắt nhỏ.

Bước 2: Gà miếng làm sạch, lọc riêng thịt và xương. Thịt gà nạc thái miếng vuông ướp gia vị. Xương gà đem hầm làm nước dùng. Xào thịt heo, gà, tôm với cà chua cho đều nhuyễn.

Bước 3: Cho mì vào tô, cho nhân gồm cánh gà, tôm, thịt heo và thịt gà vào. Chan nước dùng thật nóng vừa sấp mặt mì, rắc hành phi, đậu phụng lên trên, ăn kèm bánh tráng và rau.

Khi ăn Mì Quảng thì nhất thiết không thể thiếu các loại rau như: bắp chuối, cải con, giá, rau quế, húng lủi, húng cay … Đặc biệt là đối với người Quảng thì bắp chuối là một loại rau rất quan trọng.

Bắp chuối hột được cho là loại ngon nhất vì có mùi thơm và độ giòn mà các loại bắp chuối khác thường không có.

Mì Quảng còn có thể được nấu bằng cá lóc, lươn, vịt, cua, bò, … Đặc biệt nếu nấu mì Quảng với cá lóc, vịt, hoặc lươn thì bổ sung thêm nghệ.

Bí quyết của người nấu mì Quảng chuyên nghiệp là có thể nấu mì Quảng bằng bất kỳ loại nguyên liệu mà người ăn vẫn thấy ngon và cảm nhận được đúng hương vị riêng biệt của mì Quảng.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm bánh bá trạng

Tết Đoan Ngọ, thay vì gói bánh ú nước tro, chị em có thể gói bánh bá trạng kiểu người Hoa, dạng như bánh ú, nhưng lại có nhân mặn là lạ.

Nguyên liệu:

Cho phần nếp
1 kg nếp
1 muỗng canh muối
½ muỗng café đường
60ml dầu

Cho phần nhân
300g đậu xanh đã đãi vỏ
½ kg thịt ba rọi
2 muỗng canh nước tương
¾ muỗng café ngũ vị hương
1 nhúm tiêu
12 lòng đỏ trứng muối
24 tai nấm đông cô khô
50g tôm khô (khoảng 48 con)
50-100g  đậu phộng
Lá tre khô (2 xấp)
Dây lát (hoặc dây chuối) để buộc bánh 

Cách chế biến:

Bước 1: Chuẩn bị nếp:
- Ngâm nếp qua đêm (hoặc ít nhất ngâm 3 giờ). Xả sạch, vớt ráo. Sau đó trộn dầu, muối và đường vào.
- Để nếp dễ gói hơn, thì đun nóng dầu, cho nếp, muối, đường vào đảo đều để nếp ra nhựa, hơi kết dính.

Bước 2: Chuẩn bị đậu:
- Ngâm đậu qua đêm hoặc ít nhất ngâm 4 giờ. Xả sạch, vớt ráo.
- Trộn đậu với 1 muỗng café muối, ½ muỗng canh đường. Ướp đậu ít nhất 1 giờ.

Bước 3: Chuẩn bị thịt:
- Ba rọi cắt miếng vừa ăn, cắt thành 24 miếng, ướp với ½ muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, ¾ muỗng café ngũ vị hương, 1 nhúm tiêu. Trộn đều, đậy lại, cho vào tủ lạnh 2-3 ngày cho thịt ngấm hoặc ít nhất là ướp thịt qua đêm.

Bước 4: Chuẩn bị các phần khác của nhân:
- Tôm khô ngâm mềm. Nấm đông cô ngâm mềm, có thể chia đôi nếu nấm lớn.
- Đậu phộng nấu vừa mềm, vớt ráo.
- Cho 2 muỗng canh dầu vào chảo, xào tôm khô, nấm đông cô, đậu, nêm ½ muỗng canh đường, 1 muỗng café muối, 1 muỗng canh nước tương, chút tiêu.
- Trứng muối chia đôi thì được 24 phần.

Bước 5: Chuẩn bị lá:
- Lá tre, dây lát rửa sạch.
- Đun sôi nước, cho lá tre và dây lát vào trụng sơ cho héo để dễ gói, lá không bị giòn vỡ.

Bước 6: Gói bánh:
- Đặt tất cả các phần đã chuẩn bị gần nhau.
Xếp lá: Đặt 2 lá tre chồng lên nhau theo chiều dài, so le (1). Gấp lá thành hình phễu (2,3,4). Đặt thêm 1 lá nhỏ vào (5,6) để tăng chiều cao cho phễu và lá được dày không bị bung khi gói và nấu.
Cho nguyên liệu vào lá:
- Cho 1-1,5 muỗng canh nếp vào đáy phễu, dùng muỗng ép cho nếp trải mỏng ra (7)
- Cho1-2 muỗng café đậu xanh vào, rải mỏng (8)
- Cho 1 miếng thịt, 1 tai nấm đông cô, ½ lòng đỏ trứng muối, 2 con tôm khô, vài hạt đậu phộng lên trên đậu (9)
- Rắc thêm 1 muỗng café đậu xanh (10)
- Thêm 1-1,5 muỗng canh nếp lên trên (11)

Gói bánh:
- Dùng phần là dài, ém nhẹ cho các nguyên liêu dẽ xuống và đáy phẳng (12), rồi để thẳng trở lại.
- Gấp 2 mép (ở 2 bên phần lá dài) để tạo 2 cạnh (13), dùng tay giữ 2 cạnh này (14)
- Gấp phần lá dài vào (như vậy ta được phần đáy bánh hình tam giác và bánh có dạng chóp nón (15)
- Ép sát 2 phần lá dư ở đáy vào cạnh bên (16).
- Phần lá dài còn dư bẻ gấp qua một mặt (17,18)
- Cột dây nhiều vòng quanh các mặt chóp nón, gút lại (19, 20,21,22,23,24)
Làm lần lượt hết nguyên liệu.

Bước 7: Nấu bánh:
Cho bánh vào nồi, đổ ngập nước, dùng vật nặng (ở đây mình dùng một đĩa sứ) đè lên để bánh được ngập trong nước. Đậy nắp, đun sôi lên thì nấu thêm 2 giờ trong nước sôi cho bánh chín.

Vớt bánh ra khỏi nồi, treo lên cho bánh thật ráo (ít nhất 1-2 giờ).

Bánh để được 2 ngày bên ngoài, nếu cho vào tủ lạnh có thể để 5 ngày. Cho vào ngăn đông có thể trữ đến 2 tuần, sau đó cho vào lò vi sóng hâm lại.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm vịt kho gừng

Không gì thú vị hơn một bữa cơm với thịt vịt kho gừng nóng nóng cay cay, nếu ăn kèm canh chua thì càng tuyệt.

Nguyên liệu:
½ con vịt làm sạch lông
1 củ gừng, 1 trái ớt sừng
Tỏi băm, hành khô băm
Nước mắm ngon, nước màu đường, gia vị








Cách chế biến:
 
Bước 1: Gừng gọt vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt sợi. Ớt xắt khoanh mỏng.

Bước 2: Vịt chà rửa với rượu trắng cho không bị hôi lông. Chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

Bước 3: Ướp vịt với ít tỏi băm, hành khô băm, ½ lượng gừng, 1 muỗng canh nước mắm ngon, ½ muỗng canh đường.

Bước 4: Phi thơm tỏi trong chảo dầu rồi cho chỗ gừng còn lại vào xào.

Bước 5: Khi gừng hơi vàng (đừng để vàng quá) thì cho thịt vịt vào xào săn. Cho vào ít nước màu, nêm nước mắm, đường, hạt nêm sao cho vừa ăn.

Bước 6: Cho nước vào xâm xấp mặt vịt, kho với lửa riu riu cho vịt thật mềm và thấm.

Bước 7: Thêm ớt xắt vào nồi vịt kho.

Bước 8: Kho đến khi nước hơi cạn là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cho vịt kho gừng ra bát rồi cùng cả nhà thưởng thức.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm xôi mít cốt dừa

Những múi mít vàng ươm ngọt lịm quyện lẫn với xôi dẻo thơm và nước cốt dừa beo béo làm bạn rất thích thú.
Nguyên liệu
- 150g gạo nếp
- 10 múi mít dai chín cây
- 1 trái dừa
- Nước cốt dừa



Cách chế biến:

Bước 1: Dùng dao tách một đường dài theo chiều dọc múi mít, tách bỏ hạt.

Bước 2: Phần nước dừa dùng để nấu xôi. Dùng dụng cụ nạo nạo phần cơm dừa thành sợi.

Bước 3: Gạo nếp vo sạch cho vào nồi cơm điện, chế nước dừa ngan mặt gạo, nêm 1 chút muối.

Nấu tới khi chuyển sang chế độ "Warm" thì cho phần cơm dừa nạo vào trộn đều và bật xuống nút "Cook" một lần nữa

Bướ 4: Khi xôi chính dùng muỗn nhỏ nén xôi vào từng múi mít. Dọn xôi mít ra đĩa, rắc thêm dừa nạo, chan nước cột dừa lên trên và thưởng thức.

Nguồn: Sưu tầm

Vịt om sấu

Mát trời được thưởng thức bát vịt om sấu chua chua, béo ngậy và nóng hổi thì thật là tuyệt.

Nguyên liệu:
Vịt đã làm sạch: 1 con
Sấu: 5 - 6 quả (tùy khẩu vị ăn chua nhà bạn)
Nước dừa: 1 bát tô
Khoai sọ: 500gr
Rau muống: 1 mớ
Rau ngổ hương, hành khô, tỏi, gừng, rượu, ớt, sả, mắm, muối, hạt nêm, gia vị





Cách chế biến:

Bước 1: Vịt mua về làm sạch bằng cách sát một lượt muối, rửa sạch với nước rồi lại sát gừng và rượu cho vịt đỡ bị hôi. Chặt thịt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp với một chút hạt nêm, mắm, gia vị và dầu ăn (cho thịt vịt được mềm).

Bước 2: Khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, bổ đôi rồi ngâm vào nước cho ra bớt nhựa (cũng có thể luộc sơ qua khoai rồi bóc vỏ cho dễ). Sấu cạo bỏ vỏ, rửa sạch.

Bước 3: Hành, tỏi và gừng lột (cạo) bỏ vỏ, băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái nhỏ. Sả rửa sạch, thái vát.

Bước 4: Làm nóng dầu ăn trong chảo rồi cho tất cả hành, tỏi, gừng, ớt, sả đã băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó cho thịt vịt vào xào cho tới khi thịt săn lại. Kế tiếp cho khoai sọ vào xào sơ qua.

Bước 5: Chút thịt vịt đã được xào săn vào một chiếc nồi cùng sấu và nước dừa. Đun cho đến khi nước sôi thì hạ bớt lửa để ninh thịt vịt liu riu cho đến khi thịt chín mềm.

Bước 6: Khi thịt vịt đã chín mềm, gạt thịt và khoai sang một bên rồi cho rau muống vào đun, thi thoảng dùng đũa trở đều và nhấn rau xuống để rau được chín đều.

Cho rau ngổ hương đã thái nhỏ vào, đảo nhẹ. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm bánh xèo Quãng Ngãi

Bánh xéo miền Trung làm khá đơn giản nhưng để được những chiếc bánh ngon thơm, đậm đà thì không phải ai cũng làm được.

Nguyên liệu:
- Bột gạo: 200g
- Bia: 100ml
- Nước cốt dừa: 50ml
- Muối: ½ thìa cafe
- Bột nghệ: ½ thìa café
- Hành lá, dầu ăn, gừng, hành khô, tiêu, gia vị
- Thịt bò: 200g
- Tôm: 200g
- Hành tây: 1 củ
- Giá đỗ: 100g

Cách chế biến:

Bước 1: Làm vỏ bánh. Để làm được những chiếc bánh xèo miền Trung giòn tan thì bước này là quan trọng nhất nha các bạn. Trộn đều gạo, bột nghệ và muối lại với nhau.

Dùng nước và bia đã chuẩn bị ở trên để hòa bột. Cho thêm 50ml nước cốt dừa vào và khuấy đều. các bạn nhớ khuấy bột thật đều tay cho đến khi bột trở thành một hỗn hợp lỏng, bột không bị vón cục là được.

Thái nhỏ hành lá cho vào  bột. Cho thêm một chút dầu ăn rồi để một trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.

Bước 2: Làm nhân bánh. Thịt bò thái thật mỏng, cho gia vị, dầu ăn, tỏi, gừng, hạt tiêu vào ướp đều. Chú ý nêm gia vị vừa ăn nha các bạn.

Tôm rửa sạch, cắt râu. Sau đó cho hành khô, gừng, gia vị vào ướp. Để tránh cho hành và gừng không bị cháy khi chúng ta xào nhân, các bạn có thể thái hành và gừng to một chút nhé.

Hành tây thái múi cau- Đun nóng dầu, xào hành tây trước cùng một chút gia vị.

-Khi thấy hành tây bắt đầu có mùi thơm, các bạn cho tôm vào đảo cùng. Khi thấy tôm gần chín tới các bạn cho tiếp thịt bò vào đảo đều.

Các bạn nhờ lúc này mới thịt bò vào để thịt bò không bị dai nhé. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi múc ra để riêng.

Bước 3: Rán bánh.

Đun sôi dầu. Các bạn nhớ chờ chảo thật nóng rồi mới cho dầu và nhé. Cho bột vào chảo, láng xung quanh cho bột thật mỏng.

Đậy vung và chờ khoảng nửa phút. Cho hỗn hợp nhân và giá lên trên bánh, đậy vung và chờ khoảng 2 phút.

Gập đôi bánh, chờ bánh giòn và chín vàng 2 mặt là được.

Với món bánh xèo này, các bạn có thể ăn kèm cùng rau sống và nước chấm. Những chiếc bánh thơm ngon cùng với chén nước chấm đậm đà sẽ khiến bạn ngon miệng hơn và không muốn rời đũa.

Nguồn: Sưu tầm

Bún vịt xáo măng

Để món bún này thơm ngon, khâu quan trọng nhất chính là làm thế nào để khử sạch mùi hôi ở vịt. Bí quyết thật đơn giản.

Nguyên liệu:
1 con vịt béo (đủ cho khẩu phần ăn 4 người)
Măng lá và măng củ
Mùi tàu (ngò gai), húng quế, hành lá, gừng, rượu trắng, chanh, ớt, tỏi, gia vị…







Cách chế biến:

Bước 1: Vịt làm sạch lông, lấy hai thìa muối hạt to xát đều trong và ngoài. Để 5-10 phút rồi xả lại dưới vòi nước lạnh.

Tiếp tục chà xát vịt thật kỹ bằng gừng thái chỉ, ½ bát ăn cơm rượu trắng. Công đoạn này mất khoảng 10 phút, sau đó tiếp tục xả sạch vịt dưới vòi nước.

Bước 2: 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, thoa đều khắp mình vịt và cả bên trong, rồi đặt lên rổ cho ráo.

Bước 3: Chặt riêng đầu, cổ, cánh và thân. Măng thái để sẵn, luộc qua 3-4 nước cho đỡ mùi. Nếu muốn giảm vị chua có thể xào qua với muối.

Bước 4: Phần thân vịt cho vào nồi nước có sẵn gia vị, củ gừng nướng hơi cháy, đun với lửa vừa phải sao cho thật mềm.

Phi thơm hành củ khô, cho đầu cổ, cánh, chân chặt khúc vừa ăn vào đảo, nêm chút mắm, gia vị, tiêu cho đậm đà, tiếp đến cho măng đã xào vào. Đợi khi nồi nước dùng được, vớt thân vịt ra, đổ đầu cổ và măng vào.

Bước 5: Thịt vịt sau khi chặt xếp lên đĩa cho đẹp, nồi nước dùng dậy mùi thơm, thêm đĩa bún, cùng đĩa rau mùi tàu, húng và tất nhiên không thể thiếu cả bát nước chấm ớt tỏi, bữa ăn sum họp gia đình sẽ hoàn hảo và đầy ắp tiếng cười.

Nguồn: Sưu tầm

Vịt xào cay

Cuối tuần thời tiết mát mẻ dễ chịu, thật thích hợp để bạn và gia đình thưởng thức món ăn mới lạ này.

Nguyên liệu:
Thịt vịt quay
Ớt chuông xanh, đỏ
Hành tây
Dầu hào
Sa tế
Tương ớt






Cách chế biến:

Bước 1: Thịt vịt quay các bạn gỡ bỏ xương, lọc lấy phần thịt lườn nhiều nạc, thái thành những lát mỏng vừa ăn.

Bước 2: Xắt hành tây, ớt chuông xanh đỏ thành những miếng hình vuông. Băm nhỏ 1 ít hành tây để riêng.

Bước 3: Tùy vào lượng thịt vịt quay các bạn sử dụng mà pha hỗn hợp sốt theo tỉ lệ 2 dầu hào :1 tương ớt : 1/2 sa tế.

Bước 4: Làm nóng chảo, rót dầu ăn rồi phi thơm phần hành tây đã băm.

Bước 5: Trút thịt vịt quay vào xào, dội sốt và đảo đều.

Bước 6: Khi thịt đã ngấm gia vị, các bạn cho tiếp phần ớt và hành tây xào cho các nguyên liệu vừa đạt độ chín sẽ giúp cho ớt giữ được độ giòn, ngọt và màu sắc đẹp.

Với cách chế biến này, món vịt quay sẽ ko còn đơn điệu mà trở nên mới lạ, hấp dẫn hơn nhiều.

Nguồn: Sưu tầm

Bánh ú tro

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, bạn hãy trổ tài làm món bánh ú tro để cúng ông bà, vị dẻo thơm của nếp hòa quyện với đỗ xanh bùi và mùi thơm đặc trưng của nước tro.

Nguyên liệu:
500g gạo nếp
1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
Đường, muối, nước tro
Lá tre bạn có thể dùng lá của cây tre bương hay còn gọi là lồ ồ, loại tre này lóng dài, ống lớn, lá to
Dây lạt để buộc hoặc dây thừng sợi nhỏ dùng trong thực phẩm



Cách chế biến:

Bước 1: Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo nếp vào âu nước lạnh có hòa một ít muối, ngâm khoảng 5-6 tiếng, đãi lại cho sạch.

Bước 2: Nước tro đổ ra bát, để tiện lợi bạn có thể mua sẵn nước tro làm sẵn, một thìa canh nước tro bạn hòa với 1 lít nước lọc.

Bước 3: Cho gạo nếp vào âu sạch, thêm nước lọc đã hòa với nước tro, mực nước phải ngập mặt gạo nếp, ngâm 20-22 tiếng.

Thỉnh thoảng khi ngâm bạn có thể thử bằng cách lấy vài hạt nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì nếp đã ngấm đủ nước tro.

Bước 4: Nếp sau khi ngấm đủ nước tro, bạn xả lại nhiều lần nước lạnh cho thật sạch, xóc thêm muối vào, để lên rổ cho ráo nước.

Bước 5: Đỗ xanh đã xát vỏ đãi sạch, ngâm vào âu nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu cho đỗ xanh chín mềm.

Bước 6: Khi đỗ vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đỗ tơi mịn ra, hoặc có thể cho đỗ xanh vào máy sinh tố, xay thật mịn.

Cho đỗ xanh vào chảo, sên lửa nhỏ để mặt đỗ hơi se khô lại, nêm đường tùy theo bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít, tắt bếp, để nguội.

Bước 7: Lá tre rửa sạch, đun nồi nước sôi, cho lá tre vào nồi nước chần sơ qua nước sôi để lá mềm thì sẽ dễ gói hơn, để ráo nước.

Bước 8: Phần đỗ xanh sau khi sên, vo viên tròn nhỏ.

Bước 9: Xếp chồng hai lá tre vào với nhau, cuốn đầu lá thành hình cái phễu.

Bước 10: Dùng thìa múc một phần nếp, đặt 1-2 viên nhỏ đỗ xanh vào giữa và múc một ít gạo nếp che phủ đỗ xanh, dùng thìa ấn nhẹ phần nếp xuống cho thật chặt.

Bước 11: Gấp hết phần góc còn lại của lá cho thật kín, dùng lạt buộc hoặc có thể dùng dây thừng sợi nhỏ để buộc lại.

Tiếp tục làm cho hết phần gạo nếp và đỗ xanh, dùng dây buộc thành từng chùm khoảng 5-8 cái.

Bước 12: Dùng một nồi vừa đủ với lượng bánh đã gói, thêm nồi lạnh, đun sôi nước, thả từng chùm bánh vào nồi luộc chín, mực nước cao hơn mặt bánh một gang tay.

Thỉnh thoảng cạn nước thì bạn châm vào nước sôi nóng, không thêm nước lọc vì phần gạo nếp sẽ bị sượng.

Bước 13: Đun từ 1,5 đến 2 tiếng, tùy theo bánh bạn gói lớn hay bé, bánh chín bạn lấy ra xả lại nước lạnh, rồi treo lên chỗ thoáng mát.

Yêu cầu: hạt gạo nếp trong, ăn dẻo và bùi bùi, ngọt của đỗ xanh, có thể chấm thêm với đường hoặc mật ong.

Nguồn: Sưu tầm

Chè kê

Cứ mỗi khi đến tết đoan ngọ không thể thiếu món chè kê

Nguyên liệu
200gr kê
100gr đậu xanh
250gr đường
Bánh đa nướng





Cách chế biến:

Bước 1: Đậu xanh ngâm trước 10 phút, nấu mềm, tán nhuyễn.

Bước 2: Kê đãi sạch, cho một lượng nước vừa phải vào nấu đến khi kê nở, thấy khuấy nặng tay là được.

Bước 3: Cho đậu xanh vào trộn chung với kê. Thêm đường vào nấu đến khi sôi đều và nổi hạt kê là được. Ăn kèm với bánh đa nướng.

Nguồn: Sưu tầm

Vịt nấu chao

Để giữ mãi nét đẹp quê hương và món ăn dân dã, tôi xin giới thiệu và cách làm về món "Vịt nấu chao" này.

Nguyên liệu
1 con vịt
1 củ khoai môn
1 bó rau muống
1 hũ chao vừa
1 trái dừa xiêm
1 cân bún tươi
Gừng, tỏi, ớt...





Cách chế biến:

Bước 1: Làm cho sạch vịt, bạn nhớ lấy 2 cục hôi ngay ở phao câu vịt nếu bỏ sót điều này thì sẽ rất hôi và không ăn được.

Băm gừng nhuyễn + 1 ít rượu trắng trộn đều chà sát vào toàn bộ da vịt để khử mùi đặc trưng của vịt.

Bước 2: Rửa sạch vịt một lần nữa. Chặt vịt ra thành từng miếng vừa đủ ăn, sau đó đem thịt vịt vào thố để ướp gia vị.

Ta cho vào 3 muỗng cafe nước mắm, 10 miếng chao nhỏ, 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe bột ngọt, 1 nhánh gừng nhỏ băm, 1 ít tỏi băm.

Bạn đeo bao tay, bóp thịt trộn đều bằng tay, để cho thịt vịt thấm.

Bước 3: Cho 4 muỗng canh dầu vào nồi, đợi cho nóng, ta bỏ tỏi và phi cho thơm, xong bỏ thịt vịt vào xào cho săn thịt lại mới đổ nước dừa cho ngập thịt.

Khi nước rút xuống thì phải châm thêm nước đảm bảo thịt phải ngập nước, thịt vịt vừa mềm mới đổ khoai môn vào, để sôi lại một lúc dùng đũa bẻ thử khoai thấy mềm là được.

Các bạn nêm lại một lần nữa theo khẩu vị của người ăn.

Ngoài món này ra, bạn có thể biến tấu thành món vịt nấu măng, vịt nấu tiêu... cũng đều hấp dẫn cả.

Nguồn: Sưu tầm

Cơm rượu

Cơm rượu không phải là món ăn no, cũng không phải là thứ để uống cho say nhưng vừa ăn vừa thưởng cái hương vị đậm đà thanh khiết và dùng nhiều cũng cảm thấy lâng lâng. Món ăn này vừa thơm ngon vừa bổ, có tác dụng như vị thuốc, giúp tỳ vị dễ tiêu hóa.

Nguyên liệu:
1kg gạo nếp ngon
4-6 viên men cơm rượu (men ngọt)
1/2 muỗng cà phê muối
1 tàu lá chuối
Nước sạch



Cách chế biến:

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 4 tiếng. Men cơm rượu dùng chày giã nhuyễn hoặc cho vào cối xay khô của máy xay sinh tố xay thành bột.

Lá chuối rửa thật sạch, dùng khăn lau cho khô rồi chọc thủng vài lỗ trên mặt lá.

Bước 2: Cho nước vào hơi ngập mặt gạo, cho thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, nấu trên lửa nhỏ đến khi nếp chín mềm là được. Cho nếp ra khay lớn, dùng đũa tãi đều cho nguội bớt.

Chờ đến khi nếp ấm tay (nếp nóng ấm nhưng không còn bốc hơi nước lên) thì rải 1/2 hỗn hợp men bột lên rồi trộn đều. Rải tiếp 1/2 men bột lên nếp rồi trộn đều lần 2.

Bước 3: Đặt lá chuối vào một cái rổ, cho toàn bộ nếp đã trộn men vào rồi gấp các mép lá lại cho kín. Dùng 1 cái dĩa nặng đặt lên mặt bao lá để giữ mép lá không bung ra, đặt rổ lên trên một cái tô hoặc thau sạch để hứng nước chảy từ nếp ra.

Đem rổ đặt vào nơi ấm áp, kín gió khoảng một ngày rưỡi nếp sẽ lên men có mùi rượu và vị ngọt tự nhiên.

Mẹo vặt
Có thể thay gạo nếp ngon bằng nếp lứt hoặc nếp cẩm. Nếp trắng dùng làm cơm rượu miền Nam thường được vo viên thành khối tròn và ủ, ăn kèm với nước cơm rượu hoặc xôi vò.

Cơm rượu miền Bắc chỉ nấu bằng nếp lức hoặc nếp cẩm mà không vo viên.

Ủ cơm rượu hình viên có thể để trong tô kín (không cần dùng rổ để hứng nước cơm rượu chảy ra). Lá chuối có thể thay bằng lá sen hoặc lá môn. Lá sẽ giúp cơm lên men tốt hơn và thơm hơn.

Nếu không có lá có thể cho cơm vào túi nylon có đục lỗ để ủ.

Nước cơm rượu pha thêm với chút đường và rượu trắng uống với đá làm món giải khát rất ngon. Ở những nơi khí hậu lạnh cơm rượu có thể mất hơn một ngày rưỡi để lên men.

Quan sát cơm rượu sau khi ủ từ 24-48 tiếng thấy có nước ra nhiều ở tô hứng (ít nhất khoảng 1/2 chén cơm nước) thì cơm rượu đang lên men tốt. Nếu ra nước ít hơn thì nên giã thêm 1 hoặc 2 viên men trộn vào nếp.

Cần chọn mua men có chất lượng tốt để cơm rượu lên men ngon, đây là bước rất quan trọng vì men xấu nếp sẽ không thể len men thành cơm rượu hoặc nếp sau khi lên men có vị đắng không ngon.

Nếu ủ cơm rượu trực tiếp trong tô mà không lót lá thì chú ý dùng tô sành, sứ, nhựa hoặc thủy tinh. Không dùng tô kim loại sẽ khiến cơm rượu hư.

Nguồn: Sưu tầm

Bánh ít trần

Bánh ít trần có đôi phần giống bánh nếp ở miền Bắc với nhân đậu xanh kết hợp với thịt heo được bao bọc bởi một lớp vỏ bánh từ bột nếp thật dẻo thơm!

Nguyên liệu
Để làm bánh ít trần bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây cho 18 – 24 viên bánh nhỏ:
Vỏ bánh:
- 450g bột nếp
- 200 – 250ml nước ấm
- 1 thìa cà phê muối
- 28g dầu ăn
Nhân bánh:
- 200g đậu xanh đã cà vỏ, nên ngâm đậu xanh qua đêm
- 3 cái mộc nhĩ, ngâm trong nước ấm chừng 15 phút
- 120g tôm nõn, bỏ vỏ băm nhỏ
- 120g thịt lợn băm nhỏ
- 2 thìa súp nước mắm
- 1 thìa súp đường
- 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay
- 1 – 2 muỗng súp nước lọc (nếu cần)
Lá chuối để lót bánh

Cách chế biến:

Bước 1: Cho bột và muối vào một tô lớn sau đó tạo một khoảng trống ở giữa, đổ dầu ăn và một nửa lượng nước vào, nhào thật kỹ.

Ban đầu bột sẽ nhão những bạn cứ nhào đều tay một lúc bột sẽ thành một thể thống nhất và dẻo. Lúc này, dùng màng bọc thực phẩm bao lại và để bột nghỉ chừng 10 phút.

Bước 2: Sau 10 phút, nhào tiếp bột, nếu thấy bột khô có thể cho thêm chút nước vào nhào, bạn lưu ý gia giảm lượng nước sao cho bột đủ dẻo đừng cho quá nhiều nước sẽ khiến bột nhão khó tạo hình.

Kiểm tra bột đạt yêu cầu chưa bằng cách lấy một viên bột nhỏ, vo lại và nặn bẹt ra nếu thấy bột mịn, không khô và vỡ là bột đã đạt yêu cầu.

Bước 3: Đậu xanh đem hấp chín. Sau đó nghiền mịn.

Bước 4: Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn, đổ thịt vào xào khi thịt chuyển sang màu trắng thì thêm tôm vào đảo đều. Thêm tiêu, muối rồi trộn đều, tắt bếp để nguội.

Bước 5: Mộc nhĩ rửa sạch, băm nhỏ. Trong một tô, trộn đều mộc nhĩ, đậu xanh và thịt, nếu khô có thể thêm chút nước. Nặn nhân bánh thành 18 – 24 viên tròn nhỏ.

Bước 6: Chia bột tương ứng với lượng nhân bạn đã chia, nhào kỹ, dàn bột thành hình tròn mỏng, đặt nhân bánh vào giữa rồi vo tròn lại.

Bước 7: Lá chuối cắt thành từng hình chữ nhật nhỏ, phết chút dầu ăn, sau đó đặt viên bánh đã nặn xong lên trên.

Bước 8: Đem hấp bánh chừng 12 – 15 phút, không nên hấp quá lâu sẽ làm bánh bị nhão. Sau đó lấy bánh ra, rắc chút ruốc tôm nếu muốn.

Khi ăn dùng kèm với nước mắm pha sẵn theo tỉ lệ 1 – 1 – 1 (1 nước mắm – 1 đường – 1 nước lọc) thêm ớt nếu thích.

Nguồn: Sưu tầm

Chuối cuộn nếp nướng

Là một món ăn vặt khá được yêu thích ở miền Nam, chuối bọc nếp nướng với hương dừa thơm lừng quyện cùng vị thơm ngọt của chuối chín, đượm mùi lá chuối nướng và bùi thơm của lạc.

Nguyên liệu
- 1/4 bát con gạo nếp
- 5 quả chuối tây
- 2 thìa canh đường
- 200ml nước cốt dừa
- Lạc rang chín
- 1 thìa nhỏ bột năng, một ít muối, đường
- 1 thìa nhỏ hạt trân châu nhỏ
- Lá chuối để gói.


Cách chế biến:
 
Bước 1: Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước, ngâm qua đêm, sau đó đổ ra rổ cho ráo nước, trộn vào gạo một thìa nhỏ muối, cho vào xửng hấp chín.

Có thể nấu gạo nếp bằng nồi cơm điện. Thỉnh thoảng xới đều và thêm vào 50 ml nước cốt dừa. Gạo nếp vừa chín tới thêm hai thìa canh đường vào dùng đũa xới đều.

Tiếp tục đun đến khi gạo chín mềm, để nguội, xới ra đĩa để riêng.

Bước 2: Ngâm hạt trân châu vào âu nước lạnh khoảng 15 phút, đổ ra rổ cho ráo nước. Phần 150 ml nước cốt dừa đổ ra nồi, thêm đường, muối, bột năng. Vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sánh đặc và hạt trân châu nổi trong là chín.

Bước 3: Chuối lột vỏ, tước bỏ các sợi gân. Lạc rang thơm, giã thô.

Bước 4:
Tiếp theo dùng muôi múc một ít xôi trải đều ra bề mặt lớp nilon sạch.

Bước 5: Đặt một quả chuối lên giữa bề mặt xôi.

Bước 6: Cuộn tròn miếng xôi bọc chuối lại, tháo nilon bỏ đi.

Bước 7: Trải từng miếng lá chuối đã rửa sạch ra thớt, cho từng quả chuối đã bọc nếp lên, gói lại.

Bước 8: Đem từng quả chuối bọc nếp, nướng trên lửa than hoa đến khi bên ngoài xôi vàng rám giòn, chuối chín mềm, nếu không dùng than hoa bạn có thể nướng ở lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng từ 30 đến 40 phút.

Bước 9: Chuối sau khi chín, cho ra đĩa, dùng kéo cắt thành từng miếng vừa ăn, bên trên chan nước cốt dừa và rắc một ít lạc.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm bò lúc lắc

Với một chút khéo léo bạn đã có thể làm món bò lúc lắc thật ngon lại có hình trái tim cho ngày 14-2 rồi.

Nguyên liệu:
-120g thịt bò (chọn phi lê trong thì sẽ mềm)
-3-4 tép tỏi
Gia vị:
-1 muỗng cafe đường
-1/2 muỗng cafe muối
-1/2 muỗng cafe bột ngọt
-Ít khoai tây cắt dạng que





Cách chế biến:

Bước 1: Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

Bước 2: Thịt bò cắt khối vuông nhỏ vừa ăn. Chúng ta lưu ý là khi xào lên bò sẽ teo lại, do đó đừng cắt quá nhỏ.

Bước 3: Chiên vàng khoai tây, vớt ra giấy thấm dầu cho ráo. Để khoai được giòn, nên áp dụng cách chiên 2 lần.

Bước 4: Làm nóng 1 muỗng canh dầu trong chảo, cho 2 muỗng cafe tỏi băm vào phi cho thơm và se lại (không phi vàng).

Cho thịt bò vào đảo trên lửa lớn cho hơi săn, cho chén gia vị vào. Đảo đều, tắt bếp. Tùy thích ăn chín hay hơi tái mà xào lâu hay nhanh.

Nếu không thích món ăn có nước thì có thể ướp thịt bò với 1 muỗng cafe bột năng (hoặc bột bắp), khi chiên thịt bò sẽ ráo. Nhưng nước thịt dùng để chấm với khoai tây hay bánh mì sẽ ngon hơn.

Bước 5: Như thế là có thể dọn ra dùng rồi.

Để món ăn bắt mắt hơn, có thể xếp thịt bò thành hình trái tim. Để trang trí được nhanh mà không cần phải khéo tay, bạn sử dụng một khuôn hình trái tim, cho thịt bò vào tạo dạng trái tim, nhấc khuôn ra.

Dùng tương ớt hoặc tương cà tạo thêm vài trái tim đỏ trang trí thành đĩa.

Món này đơn giản, nhanh, không cầu kỳ cũng như không đòi hỏi kỹ thuật nấu nướng, vì thế các bạn trai cũng có thể tạo bất ngờ cho những người bạn yêu thương.

Nguồn: Sưu tầm

Trứng cuộn hình trái tim

Dù đơn giản nhưng cách tạo hình trứng rán kiểu này chắc chắn sẽ khiến nửa kia của bạn thích thú.

Nguyên liệu:
5 quả trứng
1/2 muỗng cafe bột daisy (hạt nêm cá của Nhật)
1 muỗng cafe rượu mirin
1 muỗng cafe nước tương Nhật
Tuy nhiên nếu không có các gia vị trên, các bạn cứ nêm đường, muối, nước mắm như bình thường vẫn ngon. 

Cách chế biến:

Bước 1: Trứng đánh tan, lược qua rây cho mịn.

Bước 2: Nêm các gia vị vào, khuấy tan đều.

Bước 3: Cho ít dầu vào chảo không dính, dùng một miếng gòn lau khô dầu. Để lửa nhỏ để trứng không bị sôi.

Bước 4: Tráng một lớp mỏng trứng, khi trứng hơi se mặt thì cuộn tròn tấm trứng lại, ép cuộn trứng về một phía chảo.

Bước 5: Lại dùng gòn đã dính dầu lúc nãy, lau lên bề mặt chảo, tráng thêm một lớp trứng mỏng, đợi mặt trứng hơi se thì tiếp tục cuộn cuốn trứng dính vào tấm trứng này.

Bước 6: Làm lần lược cho đến hết trứng.

Nếu có chảo hình chữ nhật thì sẽ dễ làm hơn. Tuy nhiên dùng chảo tròn vẫn cuộn được, trong quá trình cuộn, có thể gập 2 đầu trứng vào cho trứng bớt bị mỏng ở hai đầu hoặc nếu thấy khó làm thì cứ để hai đầu mỏng như vậy, chỉ là sau khi cuộn thì cắt 2 đầu bị mỏng ra trước, sau đó sử dụng các miếng hình chữ nhật đều đặn để tạo trái tim sẽ đẹp hơn.

Bước 7: Cho cuốn trứng ra tấm màng bọc thực phẩm bọc chắc lại. Đặt trứng vào mành tre, cuộn lại, dùng thun cột chặt. Lúc này tạo hình cho cuộn trứng có dạng hơi hình chữ nhật.

Bước 8: Đợi trứng nguội, cắt lát dày tùy ý.

Cắt xéo miếng trứng, lật một miếng ngược lên và ráp vào miếng kia.

Vậy là có được món trứng rán tạo hình tim đẹp mắt cho "nửa kia" thưởng thức.

Nguồn: Sưu tầm

Canh rau củ thập cẩm chay

Đây sẽ là món canh thơm ngon để bạn có thể thêm vào mâm cỗ chay cho Rằm tháng Giêng hoặc là món ngon tặng người yêu nhân ngày lễ tình nhân.

Nguyên liệu:
Đậu phụ: 1 bìa to (hoặc 2 bìa nhỏ)
Củ đậu: 50gr
Cà rốt: 50gr
Su hào: 50gr
Nấm hương: 10 cái
Hạt sen khô: 20gr
Đậu Hà Lan hạt: 20gr
Ngô ngọt: 20gr
Rau mùi, mì chính, muối 


Cách chế biến:

Bước 1: Hạt sen khô ngâm qua đêm cho nở mềm, rửa sạch. Nấm hương cũng ngâm nước ấm cho nở mềm.

Bước 2: Ngô ngọt, đậu Hà Lan hạt rửa sạch, để ráo nước.

Bước 3: Su hào, cà rốt, củ đậu gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng (hoặc dùng dụng cụ cắt tỉa để cắt thành những hình đẹp mắt).

Bước 4: Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

Bước 5: Đun sôi 1 nồi nước, cho muối vào khuấy cho tan muối. Thả hạt sen vào ninh cho đến khi hạt sen chín mềm (nhưng hạt sen vẫn còn nguyên vẹn). Tiếp theo cho đến đậu Hà Lan và ngô ngọt vào, đun sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đến cho cà rốt, su hào và củ đậu vào đun cho đến khi cà rốt, su hào chín (nhưng vẫn còn giòn).

Bước 6: Cho nấm hương và đậu phụ vào, đun sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì thả rau mùi thái nhỏ, nêm mì chính cho vừa miệng rồi tắt bếp. 

Cho canh rau củ thập cẩm chay ra bát rồi ăn khi đang còn nóng.

Nguồn: Sưu tầm

Tráng miệng lãng mạn với "bọ dừa"

Những chú "bọ dừa" từ dâu tây và sô cô la cùng dòng tin nhắn ngộ nghĩnh nhưng đầy yêu thương này sẽ khiến Valentine của bạn thêm nhiều thú vị.

Nguyên liệu:
Dâu tây
60g sô cô chip, cho vào lò vi sóng quay cho tan chảy
1 ít sô cô la chip trắng








Cách chế biến:

Bước 1: Dùng dĩa tre cắm vào đầu quả dâu tây, rồi nhúng 1/3 quả dâu vào bát sô cô la. Sau đó dựng ngược dâu tây trong khuôn ramekin. Nếu bạn không có loại khuôn này có thể dựng vào cốc.

Bước 2: Cho dâu tây sô cô la vào tủ lạnh trong khi chuẩn bị các phần khác.

Bước 3: Vẽ lên giấy hình râu bọ dừa sau đó đặt lên trên thớt. Đặt một tấm giấy nến trong đè lên tấm giấy. Cho sô cô la tan chảy vào bao bắt bông kem sau đó bóp theo các hình râu trên tờ giấy.

Bước 4: Cho thớt chứa giấy nến và những chiếc “râu” sô cô là vào ngắn đá tủ lạnh để làm cứng.

Bóp ít sô cô la lên trên quả dâu tây để tạo các hình lấm tấm trên “lưng bọ dừa”. Dùng dao ấn dẹt các vết lấm tấm sô cô la này (tùy ý, nếu không thích bạn có thể để nguyên).

Bước 5: Làm tan chảy một chút sô cô la chip trắng bằng lò vi sóng, sau đó cho vào túi ziploc và dồn về một góc để tạo giống như bao bắt bông kem.

Cắt bỏ góc nhọn của túi ziploc sau đó bóp sô cô la trắng lên trên phần sô cô la của quả dâu tây để tạo mắt mũi của “bọ dừa”.

Bước 6: Dùng tăm nhúng vào sô cô la đen rồi chấm lên để tạo thêm mắt cho “bọ dừa” và nhúng lên trên “đỉnh đầu” rồi gắn râu vào. Nếu bạn thấy thay mình ấm và có thể làm chảy mất sô cô la thì dùng nhíp để gắp nhé.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm bánh hình chuột dễ thương

Chiếc bánh vừa là hình chuột ngộ nghĩnh lại vừa là hình trái tim dễ thương này chắc chắn sẽ khiến các chàng ngây ngất.

Nguyên liệu:
2 hộp kem phủ vị dâu (frosting dâu)
1 viên kẹo fondant màu trắng có đường kính 7,5cm
1 viên kẹo fondant màu đen có đường kính 7,5cm
1 lượng nhỏ bột bắp

Cách chế biến:

Bước 1: Nướng cốt bánh trong khuôn trái tim. Sau đó dùng dao lách vào xung quanh cạnh của bánh để dễ dàng lấy bánh ra. Úp ngược khuôn vào đĩa, cốt bánh sẽ được lấy ra dễ dàng.

Bước 2: Trét kem frosting màu hồng lên xung quanh cốt bánh trái tim. Dùng dao láng đều đều mặt bánh được mịn hơn.

Ngoài ra, cho phần kem frosting còn lại vào bao bắt bông kem để chuẩn bị trang trí.

Bước 3: Bạn có thể phác thảo qua hình chiếc bánh chuột trái tim như dưới đây.

Bước 4: Tạo mắt mũi cho “chuột”: Dùng cán bột cán mỏng hai viên kẹo fondant. Phần kẹo trắng thì cắt đôi, còn phần kẹo đen thì cắt thành 4 sợi dài và 2 hình tròn nhỏ.

Đặt hai nửa kẹo fondant màu trắng lên trên bánh trái tim như trong hình. Sau đó, bóp kem lên trên mặt bánh nhưng để chừa phần kẹo màu trắng.

Bước 5: Đặt nốt các phần kẹo fondant màu đen lên trên mặt bánh tạo mắt và râu. Tạo thêm 2 hình tròn nhỏ xíu từ kẹo fondant màu trắng tạo thêm mắt cho chuột.

Giờ thì bạn đã có chiếc bánh trái tim hình chuột để “cưa cẩm” chàng rồi đấy !

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm bánh qui trái tim

Những chiếc bánh trái tim sô cô la ngọt ngào thật thích hợp để chị em làm tặng người thương.

Nguyên liệu:
Bột mì: 130gr
Bơ: 110gr
Đường: 40gr
Muối: 3gr
Vani extra: 10ml
Socola đen: 90gr
Khuôn nhỏ hình trái tim





Cách chế biến:

Bước 1: Bơ các bạn để mềm ở nhiệt độ phòng, cho bơ vào bowl đánh khoảng 2 phút, sau đó cho đường vào đánh cùng đến khi hỗn hợp bơ đường trở nên nhuyễn mịn.

Bước 2: Thêm vani và muối rồi tiếp tục đánh khoảng 1 phút nữa.

Bước 3: Rây bột mì vào, hạ tốc độ máy và đánh đến khi thu được khối bột đồng nhất.

Bước 4: Dàn bột ra 1 cái khay hoặc đĩa rộng rồi bọc màng nilon, cất trong tủ lạnh ít nhất là 1 giờ để khối bột cứng lại, sẽ dễ dàng cán và tạo hình hơn. Sau khi lấy bột ra khỏi tủ lạnh, các bạn cán mỏng bột (độ dày tầm 5mm) rồi dùng khuôn trái tim cắt bánh.

Bước 5: Đặt các miếng bánh lên khay đã lót sẵn giấy nến hoặc giấy bạc. Đặt khay bánh vào tủ lạnh khoảng 15-20 phút để bánh định hình, khi nướng sẽ không bị phồng hay biến dạng.

Làm nóng lò trước 10 phút, cho bánh vào nướng ở nhiệt độ 150oC từ 10-15 phút (có thể dao động tùy hãng lò).

Bước 6: Chưng cách thủy để làm nóng chảy sô cô la, các bạn có thể thêm chút bơ, kem whipping hoặc dầu ăn để sô cô la được ngậy và bóng.

Bước 7:
Đợi bánh nguội hoàn toàn, các bạn mới đem nhúng sô cô la tan chảy rồi đặt bánh lên rãnh hoặc khay có lót giấy nến đợi đến khi sô cô la cứng lại.

Valentine đang đến rất gần rồi, các Eva hãy nhanh tay làm những chiếc bánh qui bơ sô cô la thật thơm ngon, ngọt ngào đem tặng một nửa yêu thương của mình mau thôi.

Nguồn: Sưu tầm

Bánh dâu tây tình yêu

Chỉ với 2 nguyên liệu và vài thao tác đơn giản bạn đã có những chiếc bánh sô cô la, dâu tây ngọt ngào để Valentine thêm ấm áp.

Nguyên liệu:
480g kem phủ dâu tây (frosting)
420g sô cô la chip trắng

Cách chế biến:

Bước 1: Chuẩn bị một khay nướng có kích cỡ 22,5cm x 22,5cm. Phun nhẹ một chút dầu ăn lên khay.



Bước 2: Cho sô cô la chip vào lò vi sóng quay cho tan chảy. Khi sô cô la đã được tan chảy, cho ra khỏi lò rồi khuấy đều với kem frosting dâu tây.

Bước 3: Sau đó đổ hỗn hợp sô cô la dâu tây vào khay, bạn có thể tạo bề mặt bánh theo hình dạng mà bạn thích.

Bước 4: Rắc lên bề mặt bánh những chiếc kẹo M & M hình trái tim cho thêm sặc sỡ và lãng mạn. Sau đó cho khay bánh vào tủ lạnh để khoảng 30 phút.

Sau đó cho khay bánh ra ngoài, dùng dao cắt thành các miếng vuông. Nếu muốn tạo hình bánh sô cô la dâu tây thành hình trái tim, dùng khuôn cắt bánh quy để cắt nhé!

Nguồn: Sưu tầm

Ca cao nóng

Sáng mùa thu trời hiu hiu lạnh, một ly ca cao nóng hòa tan với phần kem tươi mát thật là ấm áp.

Nguyên liệu:
1 ly sữa
2 muỗng canh bột cacao hay ovatine
Kem tươi









Cách chế biến:

Bước 1: Sữa cho vào lò vi sóng hâm nóng.

Bước 2: Cho cacao hay ovatine vào. Nếu là cacao thì thêm chút đường nếu không uống được đắng.

Bước 3: Hòa tan hỗn hợp cacao và sữa. Cho kem tươi lên và dùng nóng.

Nguồn: Sưu tầm

Sô cô la nóng kiểu Ý
Giới thiệu:

Trời lạnh được thưởng thức một ly sô cô la nóng tự làm thì còn gì tuyệt vời hơn.

Nguyên liệu:
115g sô cô la đen, chặt nhỏ
250ml sữa whole milk
2 muỗng canh đường
2 muỗng canh bột ngô
Whipped cream (để cho lên trên ly sô cô la nóng)





Cách chế biến:

Bước 1: Cho whipped cream ra giấy nướng rồi bọc lại và cho vào tủ lạnh.

Bước 2: Đun nóng sữa trong một chảo ở ngọn lửa trung bình, cho sữa nóng già nhưng không để sữa sôi.

Tắt bếp, thêm sô cô la đen và đường. Khuấy đều cho đến khi sô cô là và đường tan. Thêm bột ngô, khuấy đều và bật bếp trở lại.

Bước 3: Khi có độ sánh thì sô cô la nóng đã sẵn sàng để có thể thưởng thức. Rót sô cô la ra ly.

Bước 4: Cho whipped cream khỏi tủ lạnh và cắt thành hai trái tim bằng khuôn cắt bánh quy.

Đặt chúng lên ly sô cô la nóng và thưởng thức ngay thôi!

Nguồn: Sưu tầm

Thạch trái tim dễ làm cho Valentine
Giới thiệu:

Món thạch hình trái tim dễ thương này rất thích hợp để chị em dành tặng cho một nửa yêu thương vào Valentine.

Nguyên liệu:
6 lọ thủy tinh (dung tích khoảng 100ml/lọ)
250 ml nước
21g bột gelatin (khoảng 3 muỗng canh)
100g đường
500 ml rượu vang hồng
Dâu đỏ và lựu để trang trí




Cách chế biến:

Bước 1: Cho 125 ml nước trong một bát nhỏ. Rắc bột gelatin trên mặt nước, để gelatine từ từ ngấm nước (khoảng 5 phút).

Bước 2: Cho 125ml nước còn lại, đường và rượu vang hồng vào nồi, đun nóng và khuấy đều cho đến khi đường được hòa tan hoàn toàn (không đun sôi nhé).

Bước 3: Thêm hỗn hợp gelatin và khuấy cho đến khi chuyển trong và gelatin hòa tan hoàn toàn. Đổ hỗn hợp vào lọ cho đầy đến miệng lọ. Cho vào tủ lạnh ít nhất 4 giờ để gelatin đông lại.

Bước 4: Trang trí: Dùng dao hoặc khuôn cắt cookie, cắt dâu thành hình trái tim nhỏ, chuẩn bị 1 hoặc nhiều trái tom cho mỗi lọ (tùy thích).

Khi gelatine đã đông, dùng một con dao nhỏ thật bén, cắt một khe sâu vào gelatin gần phía trước của lọ.

Sau đó cầm trái tim quay ngược xuống, nhấn vào khe vừa tạo, sử dụng một que tre hoặc mũi dao, nhẹ nhàng đẩy trái tim xuống vị trí bạn thích.

Sử dụng que tre, tạo những lỗ sâu ngẫu nhiên vào gelatin và đẩy hạt lựu vào vị trí (giống như những bông truyết đỏ vậy). Đậy kín nắp lọ, buộc nơ trang trí.

Với chút kiên nhẫn và khéo léo bạn đã có món quà "Quả cầu tuyết đỏ" độc đáo tặng người thương mình rồi.

Nguồn: Sưu tầm

Nem gà cuộn kiểu mới
Giới thiệu:

Một chút cầu kì bạn sẽ có món nem gà cuộn hấp dẫn, ngon tuyệt! Mùa đông ngồi nhấm nháp từng miếng nem gà giòn tan, đậm đà thật chẳng còn gì hơn.

Nguyên liệu:
- 10 vỏ bánh gối
- 14 lát thịt gà
- 1 củ nhỏ hành tây
- 1 tép tỏi to
- 2 muỗng canh tương ớt ngọt
- 1/4 muỗng cà phê dầu mè
- 1 muỗng canh nước tương
- 1 muỗng cà phê bột cà ri
- 1 muỗng cà phê muối
- 1/2 củ gừng
- 2 quả trứng
- Vừng, hạt tiêu

Cách chế biến:

Bước 1: Đầu tiên, cắt gà thành lát độ dày khoảng 1cm ra đĩa.

Bước 2: Cho gà vào máy xay. Cho thêm tương ớt ngọt, dầu mè, gừng, muối, tương, hạt tiêu vào. Xay cho nhuyễn ra.

Bước 3: Hành tây và tỏi các ấy băm nhỏ. Bạn đập một quả trứng ra bát đánh đều.

Bước 4: Sau đó, cho hành tây, tỏi, bột cà ri đảo đều khoảng 4 phút cho chín qua. Cho hỗn hợp vừa xào và trứng vào bát thịt gà với ít gia vị trộn đều lên.

Bước 5: Cắt vỏ bánh gối thành hình vuông, cho thịt gà cuộn như nem vậy. Tiếp tục đập quả trứng còn lại ra bát đánh đều. Phết đều trứng lên vỏ nem gà.

Bước 6: Rắc ít vừng lên khắp vỏ nữa. Cuối cùng, cho vào lò nướng ở 200 độ C khoảng 20-25 phút đến khi chín vàng là được. Các bạn có thể đem chiên dưới lửa vừa cũng được.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm kem xôi
Giới thiệu:

Vị mát lạnh của kem cùng độ dẻo của gạo nếp hòa quyện vào nhau tạo lên một món ăn độc đáo.

Không quá ngọt như các loại kem khác, cũng không gây cảm giác lạnh buốt. Kem xôi hấp dẫn bởi vị thơm dẻo của xôi, vị man mát của kem, vị béo ngậy của dừa, thơm bùi của đầu phộng, tất cả hòa quyện thành vị kem ngon tuyệt.



Nguyên liệu:
- 300g gạo nếp
- 1 hộp nước cốt dừa
- Kem (tùy khẩu vị)

Cách chế biến:

Bước 1: Ngâm gạo từ 6-8 tiếng. Để cho gạo ráo nước.

Bước 2: Đồ xôi trong khoảng 30 phút (thời gian tùy thuộc vào lượng gạo). Hạt gạo trong và mềm là đạt yêu cầu.

Bước 3: Trộn đều xôi với nước cốt dừa.

Bước 4: Cho xôi ra ly hay bát rồi đặt vài viên kem lên trên.

Nguồn: Sưu tầm

Chút biến tấu của thịt ba chỉ và trứng cút
Giới thiệu:
Thịt ba chỉ cuộn trứng cút tẩm xốt teriyaki nướng là sự sáng tạo của bếp trưởng Bùi Đình Bảo theo phong cách fusion, pha trộn giữa nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam. Dù là món ăn chơi, dễ làm nhưng không sơ sài, trái lại món ăn vẫn trang trọng, thích hợp dùng trong những bữa tiệc buffet, họp mặt gia đình.

Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 300g
- Trứng cút: 30 cái
- Xiên tre: 10 cây.

Gia vị trộn xốt teriyaki: Có thể mua xốt teriyaki bán sẵn trong siêu thị hoặc tự trộn tại nhà theo thành phần: 3 thìa canh nước tương kikoman, một thìa canh nước tương Mirin.

1 thìa cà phê dầu mè, 1.5 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê mè trắng, 1.5 thìa cà phê đường trắng. Một ít gừng thái sợi, một ít tỏi băm. 

Cách chế biến:

Bước 1: Thịt heo mua về, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước. Thái thịt theo chiều dọc thành những lát mỏng.

Ướp với xốt teriyaki đã trộn sẵn trong thời gian 30 phút cho ngấm. Trứng cút luột chín, bóc vỏ.

Bước 2: Cho trứng cút vào giữa thị ba chỉ, cuộn tròn lại. Dùng xiên tre cố định. Mỗi xiên có thể để từ 4-5 cuộn. Bật lò nướng ở nhiệt độ 1500C, để khoảng 5 phút cho lò nóng đều.

Cho thịt vào lò nướng khoảng 10 phút. Khi thịt chín vàng đều, dùng cọ quét một ít xốt lên thịt một lần nữa để nướng thịt không bị khô.

Nếu nhà có bếp than, có thể cho thịt lên nướng sẽ ngon hơn. Món này có thể ăn cùng cơm nóng hay bánh mì đều được.

Nguồn: Sưu tầm

Jalebi – món tráng miệng của Ấn Độ
Giới thiệu:

Giòn tan, dai dai và nóng hổi với si rô đường, bánh jalebi sẽ khiến bạn phải mê mệt ngay thôi.

Nguyên liệu:
100g bột mỳ
30g bột ngô
245g sữa chua
1 muỗng canh dầu ấm
1 nhúm nghệ tây
Dầu để chiên sâu
200g đường
120ml nước
1 muỗng cà phê nước chanh
1 nhúm nghệ tây màu (đỏ hoặc vàng)
1 nhúm bột bạch đậu khấu (tùy ý)

Cách chế biến:

Bước 1: Trong một bát, đánh đều sữa chua, bột mỳ và bột ngô với nhau.

Thêm nghệ tây màu và dầu ấm. Tiếp tục đánh cho đến khi hòa tan hoàn toàn vào nhau. Bọc bát lại và để lên men trong 24g.

Bước 2: Sau 24 tiếng, bắt đầu làm si rô: cho đường, nước và nghệ tây vào một chảo rồi đun sôi với ngọn lửa vừa trong vòng 15 phút hoặc cho đến khi si rô bắt đầu sền sệt.

Thêm nước cốt chanh và bột bạch đậu khấu vào trộn đều (giữ ấm và để sang một bên).

Bước 3: Đun nóng dầu để chiên Jalebi nhưng sử dựng chảo không sâu lắm để Jalebi có hình dạng tròn đẹp.

Ngoài ra dầu chiên không để quá nóng cũng không quá lạnh. Dầu ở nhiệt độ từ 130 – 140oC là đẹp nhất.

Bước 4: Trộn bột Jalebi một chút rồi cho bột vào bao bắt bông kem, rồi bóp bột vào chảo dầu theo hình dạng xoáy tròn (như trong hình) rồi chiên cho đến khi nó có màu vàng nâu.

Cho các miếng Jalebi ra khỏi dầu, để ráo rồi thả vào trong si rô. Thưởng thức khi Jalebi còn ấm hoặc ở nhiệt độ phòng nhé.

Nguồn: Sưu tầm

Làm bánh kem trái tim
Giới thiệu:

Tự tay làm tặng bánh gato được phủ ngoài bởi kem chocolate trắng thơm ngon cùng dừa khô vào dịp sinh nhật người thân chắc chắn sẽ rất ý nghĩa.

Nguyên liệu:
- 2 trứng gà (khoảng 60g/quả)
- 35g bột mỳ đa dụng
- 5g bột ngô
- 1/3 thìa cà phê bột nở (baking powder)
- 3+1/2 thìa cà phê sữa tươi không đường
- 3+1/2 thìa cà phê dầu ăn
- 1 chút bột vani
- 1/8 thìa cà phê cream of tartar*
- 40g đường
Kem chocolate:
- 250 ml kem tươi (loại kem béo không đường)
- 70g chocolate trắng
- 10g bơ nhạt
- Dừa vụn, sơ ri trang trí

Cách chế biến:

Bước 1: Chuẩn bị lò nướng 150 độ C. Rây đều bột mỳ với bột nở

Bước 2: Tách riêng lòng đỏ lòng trắng trứng.

Bước 3: Dùng máy đánh lòng trắng trứng với một chút muối cho nổi bọt. Tiếp đó cho cream of tartar vào đánh tiếp đến khi hỗn hợp nổi bọt nhỏ mịn thì cho từ từ 30g đường vào đánh tiếp đến khi bông cứng.

Bước 4: Đánh lòng đỏ với số đường còn lại đến khi hỗn hợp nhạt màu, cho tiếp dầu ăn, sữa, vani vào đánh đều.

Bước 5: Rây bột mỳ vào dùng phới trộn đều thành hỗn hợp mịn mượt. Cho từng 1/3 hỗn hợp lòng trắng vào hỗn hợp lòng đỏ dùng phới trộn nhẹ tay theo một chiều, theo kiểu hất từ dưới lên.

Cho bột vào khuôn nướng khoảng 30 phút đến khi bánh chín. Lấy ra để nguội.

Bước 6: Trong lúc chờ bánh chín thì làm kem chocolate:

- Đun chảy chocolate trắng cùng với bơ và khoảng 70ml kem tươi.

- Đánh bông chỗ kem tươi còn lại, chú ý chỉ đánh đến khi kem bông mềm để đến khi trộn với chocolate không bị tách nước (kem đã tạo vân nhưng chưa đến mức nghiêng tô kem không di chuyển).

Phần chocolate chảy để nguội hẳn rồi trộn đều với kem tươi đã đánh bông theo kiểu hất ngược từ dưới lên.

Cho kem vào trong tủ lạnh cho kem không bị chảy và kem cứng hơn.

Bước 7: Xẻ bánh làm đôi. Sau đó trét kem vào giữa bánh rồi trét kem phủ toàn bộ bánh. Bạn không cần phải láng kỹ mặt bánh vì sau đó ta còn phủ dừa kín bên ngoài.

Bước 8: Lấy dừa vụn rắc đều lên bánh. Cho chỗ kem còn lại vào bao bắt bông kem và trang trí lên bánh.

* Cream of tartar là tên gọi phổ biến của một dạng muối axit được tìm thấy trong nho, tự kết tinh ở vành những thùng rượu trong quá trình lên men rượu, và từ sản phẩm đó được tinh chế để cho ra Cream of tartar, dưới dạng bột, có màu trắng, không mùi và có vị chua. Nó được dùng để “ổn định” lòng trắng trứng khi đánh bông (để làm chiffon cake, meringues, soufflés, macarons,…) hay để chống hiện tượng kết tinh đường khi làm kẹo,…

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm sữa chua
Giới thiệu:

Tự làm sữa chua sẽ cho bạn món sữa chua thơm ngon, không lo chứa chất bảo quản, được ăn sữa chua thỏa thích mà lại tiết kiệm hơn. Đây không những là một món ăn ngon mà còn bổ dưỡng, bạn sẽ có một làn da láng mịn hồng hào nếu sử dụng hằng ngày.

Nguyên liệu:
- 1 lon sữa đặc
- 200ml nước nóng
- 500ml sữa tươi không đường ở nhiệt độ thường
- 1 - 2 hộp sữa chua cái, sử dụng sữa chua không đường hoặc có đường đều được
- Hũ thủy tinh hoặc hộp nhựa để đựng sữa chua

Cách chế biến:

Bước 1: Đổ hết 1 lon sữa đặc ra tô lớn, đổ 200ml nước nóng vào tô, khuấy đều cho tan sữa. Đổ 500ml sữa tươi vào tô. Cho sữa chua cái vào tô.

Nếu hũ sữa chua cái đặc thì múc vài thìa hỗn hợp sữa trong tô cho vào hũ sữa chua và khuấy đều cho sữa chua lỏng ra rồi mới đổ vào tô.

Bước 2: Múc sữa chua vào hũ hoặc hộp, đậy kín. Đun một ít nước nóng hoặc pha nước sôi với nước lạnh sao để nước hơi ấm nóng.

Xếp các hũ sữa vào nồi, nên dùng nồi dày một chút để giữ nhiệt. Nếu không có nồi lớn có thể dùng thau lớn để ủ. Canh mức nước chỉ ngập 2/3 hũ để nước không tràn vào hũ.

Bước 3: Đậy một miếng khăn lông lên mặt nồi/ thau rồi đậy kín bằng nắp nồi hoặc bao nylon. Ủ từ 8-10 tiếng là dùng được. Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh để dùng dần.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm bánh tai yến
Giới thiệu:

Bánh tai yến là một món bánh xuất xứ từ miền Tây lục tỉnh, ngày xưa bạn có thể bắt gặp những gánh bánh rong ruổi khắp ngõ ngách Sài Gòn, đó là món ăn vặt của người Sài Gòn. Bánh được làm bằng nguyên liệu đơn giản, cách làm cũng đơn giản.

Nguyên liệu:
1 ký bột gạo
50 gr bột nếp
50 gr đường vàng
1 lít nước
vanilla 


Cách chế biến:

Bước 1: Cho bột gạo + bột nếp vào thau nhào bột cùng 1 lít nước nhồi đều tay. Cho đường vào. Lúc này điều kỳ diệu xảy ra, khi cho đường vào thì bột sẽ chảy ra và lỏng đi như hình bên.

Bướ 2: Bột đã tan chảy hết thì cho vanilla vào, bạn có thể để bột nghỉ 15 phút là chiên được.

Bước 3: Bắc chảo dầu lên bếp với lửa vừa cho dầu thật sôi, thử dầu bằng cách nhỏ 1 giọt bột vào bột nổi lên ngay là được.

Bước 4: Cho bột vào ly bé như hình bên, mỗi ly 1 bánh thì khi bạn chiên ra 10 bánh đều nhau như đúc.

Bước 5: Lúc chảo dầu đã nóng, đổ bột vào giữa chảo. Thế là Bạn đã chiên xong 1 cái bánh tai yến rồi.

Bánh tai yến đạt yêu cầu là bánh có vành ngoài giòn, gò bánh ở giữa nổi cao, phía trong bánh mềm dẻo rễ tre nhiều như bánh bò.

Nguồn: Sưu tầm

Bánh Tiramisu
Giới thiệu:

Tiramisu là món bánh tráng miệng ngon và hoàn hảo cho các bữa tiệc. Bạn có thể tham khảo cách làm bánh tiramisu tại đây.

Nguyên liệu:
- 200ml sữa Whipping Cream
- 100g pho mai Mascarpone
- 2 quả trứng gà
- 100g champagne hay còn gọi là bánh ladyfinger  (bánh ngón tay)
- 40ml rượu Rhum
- 20ml nước vani
- 10ml cà phê đen
- 80g đường
- Một ít bột ca cao

Cách chế biến:

Bước 1: Đặt 2 chiếc nồi, 1 lớn 1 nhỏ lồng vào nhau, lên bếp. Cho một ít nước lọc vào chiếc nồi lớn để tiến hành đun cách thủy. Mở lửa vừa.

Đập lấy 2 lòng đỏ trứng gà cho vào nồi nhỏ, trộn cùng 30g đường và 20ml rượu Rhum, khuấy đều liên tục đến khi hỗn hợp trứng gà sệt lại.

Bước 2: Cho 200ml sữa Whipping Cream, 100g pho mai Mascarpone, 20ml nước vani cùng 50g đường vào âu/ tô lớn. Dùng máy đánh trứng đánh bông hỗn hợp lên.

Bước 3: Đổ hỗn hợp trứng vào hỗn hợp sữa. Nhẹ nhàng trộn đều 2 hỗn hợp với nhau.

Bước 4: Pha 100ml cà phê đen cùng 20ml rượu Rhum, khuấy đều.

Bước 5: Nhanh tay nhúng đều 2 mặt của bánh Champagne vào hỗn hợp rượu Rhum cà phê.

Bước 6: Bẻ nhỏ bánh, xếp vào ly/ khuôn rồi đổ một lớp kem lên. Tiếp tục xếp thêm một lớp bánh và một lớp kem nữa. Phủ một ít bột ca cao lên trên bề mặt. Đem bánh giữ lạnh bánh tiramisu từ 3-4 tiếng trước khi dùng.

Lưu ý:
- Khi đun hỗn hợp trứng, tránh để trứng bị vón cục lại.
- Để đánh kem sữa nhanh bông, có thể để âu và que đánh vào ngăn đá tủ lạnh từ 10 – 15 phút trước khi dùng.
- Tránh mạnh tay trong quá trình trộn 2 hỗn hợp trứng và sữa lại với nhau, sẽ làm kem sữa bị chảy và nát hỗn hợp trứng, không còn độ mịn nữa.
- Bánh Champagne rất dễ bị mềm, tránh nhúng quá lâu vào hỗn hợp rượu Rhum cà phê.

Nguồn: Sưu tầm

Kem cà phê
Giới thiệu:

Món kem mát lạnh luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ. Đặc biệt vị kem cà phê luôn mang lại cảm giác sảng khoái và thư giãn cho người thưởng thức.

Nguyên liệu:
375 ml sữa tươi không đường
175g đường
50ml cà phê nước đặc
1 gói cà phê hòa tan
375 ml kem tươi (whipping cream không đường)
5 lòng đỏ trứng
Một chút bột vani và muối 

Cách chế biến:

Bước 1: Cho sữa tươi không đường, đường, cà phê nước, cà phê hòa tan và 125ml kem tươi (1/3 lượng kem tươi) vào nồi. Đun hỗn hợp với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nóng ấm, bốc khói nhưng không sôi.

Bước 2: Đánh tan 5 lòng đỏ trứng trong 1 tô lớn. Đổ từ từ hỗn hợp vừa đun vào lòng đỏ trứng, vừa đổ vừa khuấy liên tục để tránh trứng chín không đều.

Đổ hỗn hợp vừa trộn vào nồi trở lại, đun lửa vừa khoảng 10′, khuấy liên tục đến khi hỗn hợp sệt lại, hơi bám dính vào muỗng khuấy là được. Không nấu quá lâu sẽ khiến hỗn hợp vón cục.

Khi khuấy chú ý cạo đáy nồi để hỗn hợp không bị cháy.

Bước 3: Chuẩn bị 2 tô, một tô lớn và một tô nhỏ hơn để đựng hỗn hợp kem. Đổ lượng kem tươi còn lại (250ml) vào tô nhỏ, đổ hỗn hợp vừa đun vào tô chung với kem tươi, cho thêm chút bột vani và muối.

Cho đá lạnh và muối trắng vào tô lớn, tạo một hố ở giữa để đặt tô đựng hỗn hợp vào. Sau khi đặt tô đựng hỗn hợp kem vào tô đá lớn, khuấy hỗn hợp liên tục khoảng 30′ đến khi hỗn hợp đặc lại thành kem.

Cho kem vào hộp, đậy kín, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Mẹo nhỏ:
Khi đánh kem có thể dùng dụng cụ đánh trứng hoặc máy đánh trứng để kem bông xốp và ngon hơn. Nên cho hỗn hợp kem vào tô có thành cao để tránh làm văng hỗn hợp ra ngoài khi đánh.

Bạn có thể làm kem đông bằng cách cho hỗn hợp vào ngăn đá, cách 30′ lấy ra khuấy đều 1 lần. Nếu kem đông đá sau 30′, bạn nên đánh đến khi đá tan nhuyễn vào hỗn hợp kem. Làm liên tục khoảng 2-3 tiếng là được.

Nguồn: Sưu tầm

Bánh muffin chuối
Giới thiệu:

Muffin chuối là một món bánh rất đơn giản và thơm ngon. Chỉ việc trộn các nguyên liệu với nhau theo thứ tự và nướng là bạn sẽ có một món bánh thật hấp dẫn mà không phải tốn nhiều công sức. Món bánh này cũng là cách tận dụng chuối còn dư lại trong trường hợp chúng đã quá chín và không còn hấp dẫn nữa.

Nguyên liệu:
450g chuối
230g bột mỳ đa dụng hoặc bột mỳ số 8
100g – 130g đường cát trắng nhuyễn (tùy loại chuối ngọt nhiều hay ít để gia giảm đường)
4g bột nổi
2g bột soda
2g muối
4g bột quế
2 trái trứng lớn
115g bơ
115g hạt óc chó (tùy chọn)
3ml hương vani hoặc 2 ống vani tốt
Nước cốt 1/2 quả chanh

Cách chế biến:

Bước 1: 450g chuối dằm nhuyễn bằng một cái nĩa hoặc muỗng với nước cốt 1/2 quả chanh. Không cần phải nát nhuyễn thành hỗn hợp sệt và đồng nhất, chỉ cần chuối vừa nát là được, có thể để các miếng chuối nhỏ lợn cợn trong hỗn hợp. Hạt óc chó đập vỡ thành hạt nhỏ.

Có thể thay hạt óc chó bằng hạt điều, hạt dẻ, chocolate chips hoặc không có cũng được. Bơ quay lò viba cho chảy hoặc đun cách thủy cho chảy ra. Chỉ để bơ vừa chảy lỏng là được, không làm bơ quá nóng hoặc sôi.

Bước 2: Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C, đặt khay nướng ở rãnh giữa. Lót giấy vào khay nướng cupcake hoặc chống dính cho khay nướng cupcake bằng cách bôi bơ và rắc nhẹ bột lên khuôn.

Gõ khuôn để bột thừa rơi ra. Hỗn hợp khô: cho bột mỳ, đường, bột nổi, bột soda, muối, bột quế và hạt óc chó vào tô lớn trộn đều.

Hỗn hợp ướt: trong một tô khác trộn đều chuối xay, 2 trái trứng, bơ chảy và vani. Nên đánh sơ 2 trái trứng để lòng đỏ và lòng trắng tan vào nhau rồi mới trộn chung với các nguyên liệu khác.

Bước 3: Từ từ đổ hỗn hợp ướt vào hỗn hợp khô, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Trộn đến khi vừa đủ đều các nguyên liệu thì dừng trộn.

Trộn quá nhiều sẽ khiến bánh bị dai và không bông mịn. Múc hỗn hợp bột bánh vào khuôn đã chuẩn bị. Đặt vào lò nướng từ 20-25′.

Sau khi bánh chín lấy ra khỏi lò, để bánh nguội trong khuôn khoảng 5′ rồi mới lấy bánh ra khỏi khuôn.

Mẹo nhỏ:
Chuối càng chín dùng làm món bánh này càng thơm ngon.
Chọn bột mỳ loại cao cấp để bánh ngon hơn.
Có thể cho khoảng 5ml rượu rhum vào hỗn hợp ướt để bánh đậm vị và ngon hơn.
Có thể sử dụng các loại khuôn giấy dùng 1 lần có bán ở tiệm dụng cụ làm bánh để không mất công rửa khuôn hoặc chống dính khuôn.
Đặt vài lát chuối lên mặt bánh trước khi nướng để bánh trông bắt mắt hơn. Nên trộn các lát chuối với một chút nước cốt chanh để chuối không bị thâm. Có thể nướng bánh trong nhiều cỡ khuôn khác nhau và nướng lâu hơn 25′ đến khi xâm que tăm vào bánh và rút ra thấy que tăm sạch là được.

Nguồn: Sưu tầm

Author Name

Ăn đồ ngon

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.