Thành phần dinh dưỡng từ hạt sen

Hạt sen vừa có thể ăn tươi, vừa dùng làm nguyên liệu chế biến các món canh, làm nhân bánh, làm mứt... Đông y từ xưa đã coi hạt sen là vị thuốc quý có tác dụng bổ nguyên khí, thanh tâm an thần.


Ảnh minh họa

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Kali

Hạt sen chứa nhiều kali, trong l00g hạt sen có tới 846mg kali. Đây là nguyên tố có tác dụng cân bằng chất dịch trong tế bào, giúp duy trì chức năng tim và huyết áp ở trạng thái bình thường.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện trong nước tiểu của người cao huyết áp, lượng natri thường tăng còn lượng kali lại giảm. Điều đó chứng tỏ trong cơ cấu món ăn, natri được đưa vào quá nhiều, còn kali lại quá ít.

Vì vậy, ăn những thực phẩm giàu kali sẽ có tác dụng đào thải muối natri mà hạt sen là sự lựa chọn lí tưởng nhất.

Magiê

Trong l00g hạt sen có chứa 242mg magiê. Đây là nguyên tố giúp tăng cường trí lực, Magiê kết họp với natri còn có tác dụng chống loãng xưong, tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp.

Trong bữa ăn hàng ngày, người ta thường được được cung cấp nhiều canxi nhưng lại thiếu nguyên tố magiê. Vì vậy ăn hạt sen có tác dụng hấp thụ canxi tốt hơn. Bệnh tim mạch thường liên quan rất nhiều với tình trạng thiếu magiê.

Nghiên cứu những người chết vi bệnh tim cho thấy hàm lượng nguyên tố magiê trong tim cực thấp. Thiếu magiê còn có khả năng dẫn tới co thắt cơ. Nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện, một trong những nguyên nhân gây đau tim không phải do tắc động mạch vành mà do co thắt động mạch vành tim dẫn đến tim bị thiếu oxy.


Ảnh minh họa
Nhiều loại vitamin

Trong hạt sen có nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, E. Vitamin trong hạt sen có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của men, từ đó khiến cơ thể người đi vào trạng thái làm việc, sinh ra năng lượng, nâng cao khả năng miễn dịch, duy trì sức khỏe cơ bắp, bảo vệ động mạch.

Trong đó, vitamin C và vitam in E có tác dụng chống oxy hóa, giúp người cao tuổi trẻ lâu, ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim, bảo vệ cơ thể.

Cellulose

Trong hạt sen còn chứa nhiều cellulose, nhất là cellulose dạng thô, có tác dụng loại bỏ cặn bã trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ nước trong hệ thống tiêu hóa, làm cho thức ăn trương lên, được thải dễ dàng khỏi cơ thể.


Ảnh minh họa

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Hạt sen vừa là loại thực phẩm, vừa là vị thuốc tẩm bổ có giá trị đối với người cao tuổi. Theo Đông y thì hạt sen tính bình, vị ngọt, vào tâm tỳ. Trong hạt sen chứa nhiều protein, lipit và các nguyên tố như canxi, phốtpho, sắt...

Đây là vị thuốc có tác dụng bố khí, cố tinh, dùng điều trị các bệnh đi ngoài, chán ăn do tỳ hư, đồng thời là thuốc bố bồi dưỡng sức khỏe người cao tuổi sau khi ốm.

Thanh tâm an thần

Hạt sen luôn được coi là vị thuốc Đông y có giá trị bồi bổ nguyên khí, thanh tâm an thần. Hạt sen được dùng điều trị các chứng loạn nhịp tim, mất ngủ, suy nhược thần kinh do tình trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý gây ra.

Đối với nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng như nam giới ở giai đoạn thay đổi về sinh lý sử dụng hạt sen rất có lợi.
[next]
Bổ tỳ, chữa đi ngoài

Do hạt sen có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng, có khả năng thu sáp mạnh nên được dùng đê chữa trị cho những người bị tỳ hư, đi ngoài lâu ngày, chán ăn, thường được dùng phối hợp với nhân sâm, phục linh, sơn dược.

Do hạt sen bố tỳ âm, chữa đi ngoài nên được coi là vị thuốc làm mạnh tràng vị. Điều trị bệnh đi ngoài mãn tính có thể dùng hạt sen (bỏ tâm) 30g, khiếm thực 30g, hạt ý dĩ 40g, hạt kê 150g nấu cháo.

Bổ thận

Hạt sen có tác dụng bố thận tinh, tăng cường mối liên hệ giữa thận và tim. Các chứng bệnh di tinh, đái dắt, khí hư đục, khí hư ra nhiều cũng như các triệu chứng loạn nhịp tim, mất ngủ do tâm khí hư hoặc tâm - thận không hỗ trợ được cho nhau gây ra, nên ăn nhiều cháo hạt sen.

Loại cháo này có đặc điểm chống lạnh, thanh đạm, ăn ngon, dễ tiêu hóa. Món hạt sen hầm dạ dày lợn có tác dụng bổ thận, bổ tỳ, kiện vị, chữa các chứng như di tinh do thận hư, tỳ vị yếu, chán ăn...

Lưu ý

Người bị đầy trướng bụng, táo bón không nên ăn nhiều hạt sen.

Hạ huyết áp

Cao huyết áp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Để điều trị bệnh này, ngoải việc kiên trì dùng thuốc, nên thường xuyên ăn hạt sen sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt. Theo nghiên cứu dược lý, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp, giảm mở máu.

Vì vậy ăn hạt sen để nguyên tâm sen sẽ hiệu quả hơn. sử dụng mỗi lần 12g tâm sen khô thay trà pha nước uống, mỗi ngày 2 lần vào 2 buổi sáng, chiều, ngoài công dụng hạ huyết áp, còn có tác dụng thanh nhiệt, an thần, bổ tim.


Ảnh minh họa

Tăng cường thể chất, làm chậm quá trình lão hóa

Do chức năng của các tổ chức và cơ quan trong cơ thể người cao tuổi bị suy yếu nên xuất hiện tình trạng thể lực yếu, sức đề kháng bệnh giảm sút, thính lực, thị lực kém dần, tóc bạc, rụng, hay quên, mất ngủ, kém ăn, sợ lạnh, nhiều người cao tuổi kèm theo những căn bệnh mãn tính ở người già với mức độ khác nhau.

Vì vậy, đối với người cao tuổi, ăn bổ sung hạt sen sẽ giúp tăng cường thế chất, làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống bệnh tật.

Ảnh minh họa

Cách dùng

Hạt sen là loại thực phẩm , và là loại thuốc bổ dưỡng. Món ăn có hạt sen, bách họp, nấm tuyết, trứng chim cút có tác dụng ích trí an thần, bổ tim, não. Dùng hạt sen cùng phục linh, sơn dược (củ mài), hạt ỷ dĩ nấu cháo không những lá món ăn ngon mà còn bổ tỳ vị, chống lão hóa.

Hạt sen tươi nấu với thịt gà, cá, tôm sẽ cho món ăn m át, ngon miệng. Hạt sen khô có thể dùng nấu chín hoặc nghiền thảnh bột làm bánh.

Chọn loại hạt sen vỏ mỏng, hạt chắc, bỏ tâm đắng, ninh kỹ, cho ít đường phèn vào nấu chè sẽ được món chè bổ dưỡng ngon miệng. Hay cũng có thể nấu hạt sen với bách hơp, thịt lợn nạc thành món cháo tẩm bổ dùng cho người mới ốm dậy cơ thể đang yếu.

Cách tẩm bổ bằng hạt sen có hiệu quả

Đối với hạt sen vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc không phải cứ càng ăn nhiều càng tốt. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ "lợi bất cập hại".


Ảnh minh họa
[next]
Cách ninh nhừ hạt sen

Hạt sen rất khó ninh nhừ vì vỏ lụa ngoài có một lóp chất sừng, thời gian bảo quản càng lâu, lóp sxìng đó ngày càng dày thêm, không dễ hấp thụ nước để trương nở.

Để hạt sen nhanh mềm, khi ngâm cần sử dụng nước muối loãng nóng, để khoảng 1 giờ, lấy tay bóp nhẹ, lớp vỏ lụa sẽ bong ra, cho hạt sen vào nước sôi ngâm tiếp, hạt sẽ trương nở, khi nấu nhanh nhừ.

Lưu ý

Khi mua hạt sen nên chọn loại hạt to, chắc, đều hạt. Mọi bộ phận của hạt sen đều có tác dụng chữa bệnh, nhưng đối với những người mới bị cảm, táo bón, sốt rét, trĩ, đầy trướng bụng thì tạm thời không nên ăn hạt sen

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ HẠT SEN

Hạt sen tươi có thể ăn sống hay để nấu canh, nấu chè, làm nhân bánh.

Món vịt hầm hạt sen


Ảnh minh họa
► Nguyên liệu:
- Thịt vịt (chưa lọc xương): 500g
- Đậu đỏ: 80g
- Trần bì: 1 miếng
- Muối vừa đủ.
- Hạt sen tươi: l00g
- Gừng: 2 lát
- Rượu thực phẩm: 1 thìa to

► Cách làm:
- Thịt vịt rửa sạch, chần qua nước sôi để ráo.
- Đổ nước vào nồi, đun sôi, cho tất cả các nguyên liệu vào đun to lửa, khi sôi chuyển nhỏ lửa hầm trong 2 giờ.
- Cho thịt vịt ra, để nguội, lọc bỏ xương, thái miếng mỏng, cho tiếp vào nồi, nhặt bỏ trần bì, nêm muối vừa miệng là được.

Chè hạt sen, bách hợp


Ảnh minh họa


►Nguyên liệu:
- Hạt sen: 50g
- Sơn dược (củ mài); 20g
- Nấm tuyết: 20g
- Bách họp (hoa atisô): 50g
- Táo tàu; 20 quả
- Đường phèn đủ dùng.

►Cách làm:
- Đem tất cả nguyên liệu (trừ đường phèn) rủa sạch, ngâm nước 1 giờ, táo tàu bỏ hạt, để sẵn.
- Đổ 1 lít nước vào xoong, cho bách hợp, hạt sen, sơn dược, táo tàu vào nấu chín nhừ, tiếp đó cho nấm tuyết vào nấu chín mềm.
- Sau cùng cho đường phèn vào khuấy tan đều là được.

Nguồn: Sưu tầm

Hạt sen vừa có thể ăn tươi, vừa dùng làm nguyên liệu chế biến các móncanh, làm nhân bánh, làm mứt...

This is the most recent post.
Bài đăng Cũ hơn

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Ăn đồ ngon

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.