Bí đỏ (bí ngô) chứa nhiều đường và gluxit nên khi ăn có vị ngọt. Hàm lượng protein và lipit trong bí đỏ khá thấp. Bí đỏ chứa nhiều vitamin, một lượng sắt và phốt pho nhất định. Những chất này có vai trò quan trọng duy trì chức năng sinh lý của cơ thể. Gần đây, ngưòi ta còn phát hiện thấy trong bí đỏ có chứa thành phần côban có tác dụng bổ máu.
Trong l00g bí đỏ có 0,148g vitamin A, 0,3mg B1, 0,4mg B2, 0,12mg B6, 8mg vitamin C , 0,36mg vitamin E, 0,026mg vitamin K, 0,89mg β-caroten, 0,08mg axít folic, 0,5mg axít pantothenic, 0,4mg axít nicotinic; các chất khoáng nhiều nhất là kali (287mg), phốtpho (24mg), canxi (16mg), magiê (8mg), ngoài ra còn sắt (0,4mg), natri (0,8mg) và một số nguyên tố vi lượng khác như đồng magiê, kẽm, silic. Trong l00g bí đỏ có 700mg protein, lOOmg lipit, 4,5g gluxlt, 800mg cellulose dễ tiêu hóa.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
β-Caroten
Đây là chất chống oxy hóa giống như vitamin E, giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư tử cung, ung thư phổi, ung thư dạ dày. Ngoài ra, ăn thực phẩm chứa nhiều β-caroten còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Khi được tiêu hóa, β-caroten được chuyển hóa thành Vitamin A, duy trì hệ miễn dịch hoàn hảo.
Khi thiếu vltamin A, khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, hệ hô hấp và m ắt trở nên đặc biệt suy yếu, không thể chống đỡ được với vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, bổ sung nhiều β-caroten có trong bi đỏ sẽ giúp người cao tuổi phòng ngừa mắc chứng mủ lòa và các bệnh về mắt khác.
Côban
Côban là thành phần quan trọng cần thiết cho cơ thể người, có tác dụng điều trị thiếu máu ác tính và kích thích tạo huyết, cải thiện hoạt tính của kẽm, thúc đẩy sinh trưởng, phòng ngừa bệnh mạch vành tim, viêm cơ tim, thiếu máu, xơ cứng động mạch, đục thủy tinh thể, kéo dài tuổi thọ. Khi cơ thể thiếu côban sẽ dẫn đến thiếu máu ác tính hoặc gây suy tủy, đồng thòi cũng xuất hiện viêm niêm mạc miệng lưỡi.
Côban là một trong những thành phần quan trọng tạo ra tế bào hồng cầu trong máu, có tác dụng quan trọng trong việc tổng họp protein hồng cầu, phát triển hoàn thiện hồng cầu, cũng là thành phần tạo ra phân tử vitamin B12. Chính vì trong bí đỏ chứa nhiều côban nên ăn vào có tác dụng bổ máu, được coi là loại thực phẩm - vị thuốc bổ máu có giá trị.
Argenine
Argenine có tác dụng giúp mau lành vết thương, loại bỏ nước amoniac dư thừa trong cơ thể tăng cường chức năng hệ miễn dịch, làm giảm cơn đau thắt tim. Ngoài ra, argenine còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, thực sự là loại thực phấm tuyệt vời bảo vệ hệ thống tim mạch.
TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Như đã phân tích ở trên, những thành phần dinh dưỡng đặc biệt có trong bí đỏ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa xơ cứng động mạch, phòng chống ung thư, làm đẹp, giảm béo. Thường xuyên ăn bí đỏ không những nhuận tràng mà còn chống tai biến mạch máu não, điều trị cao huyết áp.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (Đông y gọi là trúng phong, trúng gió) được chia thành hai loại là tai biến do xuất huyết não và tai biến do thiếu máu não.
Loại thứ nhất chủ yếu do cao huyết áp gây ra, loại thứ hai thường do bệnh đái tháo đường, xơ cứng động mạch, máu đặc dính gây ra. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, nguyên nhân dẫn đến xơ cứng hoặc xơ vữa động mạch chủ yếu là do cholesterol "xấu".
Làm giảm nồng độ của loại cholesterol này, kiềm chế oxy hóa sẽ có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc ngăn ngừa xơ cứng hoặc xơ vữa động mạch. Qua nghiên cứu, giới y học còn phát hiện, bí đỏ có tác dụng hạ huyết áp, làm mềm thành mạch máu, ngăn ngừa hẹp mạch máu, tắc nghẽn mạch máu. Ăn bí đỏ thường xuyên có thể phòng ngừa có hiệu quả tai biến mạch máu não.
[next]
Hạ đường huyết
Bí đỏ là loại thực phẩm đặc biệt tốt đối với người bệnh tiểu đường. Bởi chất pectin chiếm tới 15% trong bí đỏ sau khi đi vào ruột sẽ kiềm chế sự hấp thụ đường gluco. Một số chất trong bí đỏ còn có chức năng giống như insulin, có tác dụng hạ đường huyết. Đây là kết luận được các chuyên gia Nhật Bản công bố gần đây.
Nhật Bản là quốc đảo, đất đai nhiễm kiềm, bí đỏ trồng ít ngọt, hàm lượng gluxit củng khá thấp. Vì thế, khi xem xét chất có tác dụng giống như insulin trong bí đỏ cũng cần phải xem xét lượng gluxit trong thứ quả này, cần chú ý lượng sử dụng, tốt nhất lá mỗi tuần ăn 2 -3 lần, mỗi lần 100-200g, cứ ăn l00g bí đỏ thì nên giảm bót 15g lương thực. Đồng thời, cần chú ý chủng loại khác nhau, nơi trồng khác nhau thì bí đỏ cũng có hàm lượng đường khác nhau. Loại bí đỏ có hình tròn dẹt như chiếc đèn lồng chứa nhiều nước, ít đường, khá thích hơp vói bệnh nhân tiểu đường.
Phòng chữa cao huyết áp
Với người cao tuổi có cảm giác nhức đầu, chóng mặt, khả năng chú ý không tập trung hoặc ngủ không ngon giấc thì hãy đề phòng khả năng phát sinh bệnh cao huyết áp. Nên đi khám sớm, xác định cho rõ để để điều trị. Cao huyết áp thường được coi là "kẻ giết người thầm lặng".
Nếu như trong một thời gian dài, huyết áp không được kiểm soát thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là nhũng bộ phận quan trọng trong cơ thế như tim, não, thận. Đặc trưng điển hình của cao huyết áp là thành động mạch dày lên, nhưng khi được cung cấp đủ kali thì ngay cả thành động mạch của bệnh nhân cao huyết áp cũng không bị dày lên thêm.
Vì vậy, kali có tác dụng bảo vệ mạch máu. Những bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp dài ngày, do tiểu tiện nhiều, kali củng bị thải ra ngoài nhiều hơn, khả năng thiếu kali sẽ tăng lên. Do đó, những người dùng thuốc hạ huyết áp cần chú ỷ bổ sung kali. Hàm lượng kali trong bí đỏ khá cao nên bí đỏ được coi là thực phẩm dưỡng sinh cần thiết đối vói bệnh nhân cao huyết áp.
Cách dùng
Có nhiều cách chế biến bí đỏ làm món ăn, thông dụng nhất là các món xào, nấu, có thế nấu vói thịt, hầm với xương, cũng có thể hấp cách thủy, hoặc nấu chín, giã nhuyễn trộn bột mì làm bánh. Bí đỏ chín già ninh nhừ cùng gạo nếp, táo đỏ, đường đỏ thành món chè ăn rất ngon và bổ dưỡng
.
Bí đỏ cần ăn chín
Bí đỏ tính ấm, vị ngọt, không độc, có công hiệu n h u ậ n phế bổ trung. Thường xuyên ăn bí đỏ sẽ tăng cường thị lực, phòng cảm mạo, làm cho da dẻ mịn màng. Tuy nhiên, cần lưu ý là khả năng hấp thụ vitam in A của cơ thể người liên quan mật thiết với phương pháp chế biến.
Nếu ăn sống, cơ thể chỉ hấp thụ được dưới 10%, nếu nấu chín có thể tăng lên đến 20%, còn nếu xào dẩu mỡ thì tỉ lệ hấp thụ càng tăng gấp bội, có thể lên tới trên 60%.
Tránh phân hủy Vitamin C
►Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 500g
- Bột gạo vừa đủ
- Muối, đường vừa đủ
►Cách làm:
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát dày, trộn đều với bột gạo, muối, đường.
- Xếp các miếng bí đã tẩm bột vào lòng hấp, hấp khoảng 20 phút là được.
Xalát bí đỏ, nấm
►Nguyên liệu:
- Bi đỏ thái lát: 800g
- Sữa chua: 3 thìa xúp
- Giấm trắng: 3 thìa xúp
- Đường trắng: 1/2 thìa xúp
- Dầu thực vật: 1 thìa xúp
- Thìa là: 2 mớ
- Nấm rơm: 200g
- Hạt bí đỏ rang chín bóc vỏ: 2 thìa xúp
- Nước cam: 3 thìa xúp
- Hành: 1 củ thái nhỏ
- Bột tiêu đen một ít
- Muối vừa đủ.
Cách làm:
Nguồn: Sưu tầm
Trong bí đỏ có chứa một loại men phân giải, có thể phân hủy Vitamin C, nhưng loại men này khi gặp axít hoặc bị đun nóng sẽ mất khả năng phân hủy. Vì vậy khi nấu bí đỏ cùng các loại rau giàu Vitamin C như cà chua thì nên nấu chín bí đỏ trước.
[next]
Cách bảo quản bí đỏ tươi lâu
Thực phẩm cho dù có giá trị dinh dưỡng đến đâu, nếu không tươi sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thánh phần dinh dưỡng.
Bí đỏ cũng vậy, bảo quản bí đỏ được tươi lâu chủ yếu là giữ bí đỏ trong môi trường không khí trong lành, để nơi khô ráo, thoáng mát. Trong điều kiện bảo quản tốt, bí đỏ có thể bảo quản được trên 100 ngày.
Lưu ý
Bí đỏ non chứa nhiều Vitamin C và ít đường gluco hơn bí đỏ già, bí đỏ già có hàm lượng canxi, sắt, β-caroten cao hơn.
Bí dỏ không được nấu lẫn với thịt dê, cừu, nếu không, ăn vào dễ bị vàng da. Bệnh nhân tiểu đường khi ăn món bí đỏ cần tính đến lượng dường cho phép mỗi ngày, nếu đã ăn bí đỏ thì giảm cơm và các món tinh bột khác.
MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ BÍ ĐỎ
Bí đỏ tẩm bột hấp
(Ảnh minh họa)
►Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 500g
- Bột gạo vừa đủ
- Muối, đường vừa đủ
►Cách làm:
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát dày, trộn đều với bột gạo, muối, đường.
- Xếp các miếng bí đã tẩm bột vào lòng hấp, hấp khoảng 20 phút là được.
Xalát bí đỏ, nấm
(Ảnh minh họa)
►Nguyên liệu:
- Bi đỏ thái lát: 800g
- Sữa chua: 3 thìa xúp
- Giấm trắng: 3 thìa xúp
- Đường trắng: 1/2 thìa xúp
- Dầu thực vật: 1 thìa xúp
- Thìa là: 2 mớ
- Nấm rơm: 200g
- Hạt bí đỏ rang chín bóc vỏ: 2 thìa xúp
- Nước cam: 3 thìa xúp
- Hành: 1 củ thái nhỏ
- Bột tiêu đen một ít
- Muối vừa đủ.
Cách làm:
- Thìa là nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho giấm, nước cam, sửa chua, đường, hạt tiêu, muối, thìa là trộn đều làm nguyên liệu trộn xalát.
- Cho bí đỏ, ít thìa lá vào nồi hấp, rắc muối, hấp khoảng 10 phút đến khi bí mềm, lấy ra để nguội.
- Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành khô rồi cho nấm rơm vào xào khoảng 2 phút, nêm muối, lấy ra để nguội.
- Cho bí và nấm vào cùng một đĩa to, trộn đều với nguyên liệu trộn xalát cho ngấm. Sau cùng rắc hạt bí rang đã bóc vỏ lên trên là được
Nguồn: Sưu tầm
Đăng nhận xét