tháng 12 2014

Theo y học cổ truyền, tim heo là loại thực phẩm có tính bình, vị mặn cà có công dụng dưỡng tâm, an thần, chống co giật và cầm mồ hôi. 

Tim lợn thường được dùng để chữa mất ngủ do tâm khí suy nhược với các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, hay hồi hộp, đánh trống ngực, đầu choáng, mắt hoa, dễ vã mồ hôi, dễ kinh sợ hoặc bệnh tim. 

Tim heo hầm ngãi cứu

Còn ngải cứu là vị thuốc gia đình được trồng nhiều ở nước ta. Với công dụng làm thuốc điều kinh, an thai, trị mụn, mẩn ngứa,  Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt, lưu thông máu lên não, suy nhược cơ thể, kém ăn,  cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh...

Tim heo và ngải cứu kết hợp với nhau tạo thành một món ăn bổ dưỡng với nhiều công dụng phòng và chữa bệnh.
1) Nguyên liệu

- 1 quả tim heo
- khoảng 1 nắm rau ngải cứu
- 2 thìa cà phê gừng thái lát
- 2 thìa cà phê hành tỏi băm

2) Cách làm:

Ngải cứu rửa sạch, chia  làm 2 phần, 1 phần cho vào trong tim heo, 1 phần để bên ngoài.
- Tim heo rửa sạch, xắt khứa dày khoảng 0,6cm, rửa thật sạch. Ướp tim với 1/2 hành tỏi băm, ngải cứu băm, cho thêm hạt nêm và để khoảng 15 phút cho gia vị thấm
- Cho tim heo đã ướp vào nồi và để ngải cứu xung quanh với khoảng 2 bát con nước. Tất cả cho vào hầm khoảng 1 tiếng với lửa vừa phải.

Ăn khi nóng. Ngoài ra các bạn có thể cho thêm hạt sen, nấm khi nấu cho món ăn càng thêm bổ dưỡng.

50-100 gr nấm rơm, vài quả táo khô, cùng các gia vị. Rửa sạch nấm rơm, táo bỏ hạt, cho cả hai vào nồi nước đang sôi độ 20 phút, nêm nếm gia vị. Món này thích hợp cho người có bệnh mạch vành.

- 50 gr nấm hương, 200 gr rau cần, một ít dầu mè và bột năng, cùng các gia vị. Rửa sạch rau cần, cắt đoạn ngắn, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước. Nấm hương cắt nhỏ. Bột năng hòa với 50 ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào độ 3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt, cho ra đĩa. Món này thích hợp cho người có bệnh mạch vành, mỡ máu cao.

Nấm rơm nấm mèo đơn sâm tốt cho tim

- Một ít sắn dây tươi, 18 gr đơn sâm, 6 gr cam thảo, 9 gr phục linh. Cho các nguyên liệu vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun trên lửa lớn, nấu còn lại khoảng một chén canh để dùng. Món này có tác dụng dưỡng tim.

- 2 quả trứng gà luộc chín bằng rượu trắng. Dùng hết trong ngày, mỗi lần 1 trứng. Đây là phương thuốc có từ xa xưa, dùng cho sản phụ mắc bệnh tim sau khi sinh.

- Mộc nhĩ (nấm mèo) đen và một ít táo tàu, cùng gạo tẻ lượng vừa dùng. Nấm mèo ngâm nước cho nở ra, cắt nhỏ; táo tàu ngâm qua nước sôi, rửa sạch, bỏ hạt, cho ít đường vào trộn, ngâm độ 20 phút. Cho nấm mèo và gạo tẻ vào nồi nấu cháo, độ gần chín thì cho táo và nước đường vào nấu thêm 10 phút nữa là được. Dùng sáng và chiều cho người bị huyết áp cao.

- Một ít rau cần tươi, một ít gạo tẻ. Rau cần rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nấu cháo cùng gạo tẻ. Mỗi ngày dùng món cháo này vào bữa sáng và chiều, dùng liền trong một tuần, giúp hạ huyết áp.

- Lá sen và vị thuốc sơn tra theo tỷ lệ 2 phần lá sen, 8 phần sơn tra. Cả hai phơi khô tán thành bột cho vào lọ kín để dành, mỗi ngày lấy độ 30 gr đem hãm với 1 lít nước sôi, để dùng cả ngày, giúp hạ áp, giảm mỡ.

- Rau ngót và chè xanh, với tỷ lệ 9 phần rau ngót, 1 phần chè xanh. Cũng làm như cách trên, tán cả hai thành bột, lấy chừng 50 gr hãm với 1 lít nước sôi để uống trong ngày, có công dụng hạ áp, giảm mỡ.

- Chè xanh, cúc hoa, hoa hòe (mỗi loại 6 gr) và vị thuốc long đởm thảo 10 gr. Đem tất cả hãm với 1 lít nước sôi, để uống cả ngày, có công dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu.

- Chè xanh và vị thuốc chi tử với lượng bằng nhau, đem tán thành bột cho vào lọ kín để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng 60 gr hãm với 1 lít nước sôi, để uống trong ngày, có công dụng hạ áp, mát huyết.

- Hoa cúc (4 phần), hoa hòe (3 phần), chè xanh (3 phần) đem tán thành bột, mỗi ngày dùng độ 30 gr hãm với 1 lít nước sôi, để uống trong ngày, có công dụng mát huyết, hạ áp.

- Đơn sâm (3 phần), chè xanh (1 phần), đem tán thành bột, mỗi ngày dùng 30 gr hãm với 1 lít nước sôi để uống cả ngày, có công dụng thông huyết.

Nguyên liệu mang lại màu đỏ tươi cho món vịt quay Bắc Kinh có thể giảm nguy cơ bị chết vì bệnh tim tới 1/3 và chết vì ung thư tới 2/3.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu loại gạo lên men có màu đỏ dùng để nhuộm màu cho món ăn phổ biến ở Trung Quốc này và tìm thấy hiệu quả của nó còn vượt xa tác dụng của statin - nhóm thuốc làm giảm cholesterol trong máu.


Các chuyên gia cho rằng chiết xuất từ loại gạo lên men này đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe quả tim. Dùng loại phụ gia thực phẩm này cũng làm giảm nửa nguy cơ bị đau tim lần thứ 2 và đẩy lùi khả năng phải phẫu thuật tim mạch.

Loại gạo được lên men bởi men Monascus purpureus màu đỏ. Nó đã được dùng ở Trung Quốc hàng nghìn năm nay nhằm bảo quản thực phẩm, tạo màu và như một loại thảo dược.

Trong nghiên cứu, nhóm đã theo dõi những người sống sót sau cơn đau tim tại hơn 60 bệnh viện ở Trung Quốc. Mỗi ngày, những bệnh nhân này uống các viên thuốc có chứa chiết xuất của loại gạo lên men màu đỏ, hoặc là giả dược. Nhóm so sánh các nhóm bệnh nhân trong vòng 5 năm. Kết quả cho thấy phụ gia thực phẩm này đã làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim và ung thư. Những bệnh nhân may mắn cũng chịu rất ít tác dụng phụ từ chiết xuất này.

"Chúng tôi hy vọng nguyên liệu này sẽ trở thành một yếu tố quan trọng để điều trị các bệnh tim mạch và ngăn ngừa sự tái phát bệnh", tiến sĩ David Capuzzi, tại Đại học Thomas Jefferson ở Pennsylvania, Mỹ, phát biểu.

Những món ăn như rau cần xào nấm hương, canh sắn dây, canh nấm rơm đại táo... rất thích hợp với người bị bệnh tim. Đặc biệt, món trứng gà luộc rượu rất tốt cho sản phụ có bệnh này. 


Không chỉ với người có bệnh tim mạch mà cả phụ nữ đang mang thai cũng được khuyên không nên dùng nhiều những món ăn, thực phẩm có tính kích thích, cay, nóng (như cà phê, ớt, tiêu...); các chất quá béo, hay quá mặn.

Một số món sau đây dùng thích hợp cho người có bệnh tim, theo lương y Bàng Cẩm và lương y Trần Khiết:

Canh nấm rơm - đại táo
Nguyên liệu: 50 g nấm rơm, 7-8 quả đại táo, cùng gia vị.
Cách chế biến: Rửa sạch nấm rơm, đại táo bỏ hạt, rồi cho cả hai vào nồi nước sôi nấu khoảng 20 phút, nêm nếm gia vị. Món này dùng thích hợp cho người bệnh mạch vành.

Rau cần xào nấm hương
Nguyên liệu: 400 g rau cần, 50 g nấm hương, 50 ml dầu mè, một ít bột năng, cùng gia vị.

Cách chế biến: Rửa sạch rau cần, xắt thành từng đoạn dài 2 cm, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước. Nấm hương xắt lát. Bột năng hòa với 50 ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảonóng, cho rau cần vào xào 2-3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt, cho ra dĩa. Món này dùng thích hợp cho người mỡ máu cao, người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can.

Canh sắn dây
Nguyên liệu: 18 g sắn dây tươi, 18 g đơn sâm, 6 g cam thảo và 9 g phục linh.

Cách chế biến: Cho các nguyên liệu vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu với lửa lớn, nấu còn lại khoảng 1 chén canh để dùng. Món này có tác dụng dưỡng tâm (dưỡng tim).

Món trứng cho sản phụ đau tim
Dùng nước pha rượu trắng luộc hai quả trứng gà cho thật chín. Chia làm hai lần dùng trong ngày, mỗi lần một quả. Đây là bài thuốc trong "Thiên kim phương" dùng cho sản phụ mắc bệnh tim sau khi sinh.

Tim đập loạn nhịp:
- Bầu dục lợn 1 quả, đẳng sâm 15g, đương quy 15g, gừng tươi 15g, trần bì 1 miếng. Bầu dục lợn bóc màng, rửa sạch thái mỏng. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.

- Hoặc tim lợn 1 quả, thần sa 1,5g. Bổ quả tim ra, bôi thần sa vào bên trong, hấp cách thủy ăn.


Tăng huyết áp:
Mật lợn 1 cái, đậu xanh vừa phải, cho đậu xanh vào túi mật lợn, treo trước hiên nhà, hong cho khô. Lấy đậu xanh uống, mỗi lần uống 6 -7 hạt, ngày uống 2 lần với nước ấm.

Thiếu máu:
Thịt lợn cả bì 150g, rượu nho 200ml, có thể thêm một ít nước, nấu chín, ăn lúc ấm.

- Gan lợn 150g, rau chân vịt 250g. Rửa sạch, rau cắt đoạn, gan lợn thái mỏng. Đun nước sôi, cho gừng, muối, rau, gan lợn vào nấu chín ăn.

- Gan lợn 1 bộ, đường trắng vừa phải. Gan rửa sạch, luộc chín, thái mỏng sao khô, tán thành bột, cho đường trắng vào trộn đều, bỏ lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 10-15g, mỗi ngày 3 lần pha với nước sôi uống. Bài này rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu.
 
- Bì lợn 100g, đại táo 10 quả, gân móng lợn 15g. Bì lợn rửa sạch thái miếng, táo bỏ hạt, gân móng lợn ngâm nước cho mềm. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ. Ăn bì, gan, uống nước canh.

Trong y học cổ truyền, thịt hến có tên gọi là nghiễn nhục,có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn,…

Hến là một thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người thiếu máu. Hến cũng ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo omega-3, thích hợp cho người bệnh tim mạch.

Món ăn bài thuốc cực tốt từ hến
Canh hến nấu bầu, món ăn - bài thuốc chữa bệnh.

Một số món ăn chữa bệnh từ hến
Bồi bổ sức khoẻ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền: Hến 2kg, bầu 1 quả non. Mỡ, mắm, muối, hành, thì là, gia vị vừa đủ. Luộc hến gạn lấy nước, đãi lấy thịt để riêng. Bầu gọt vỏ băm nhỏ hoặc thái miếng. Đun sôi nước luộc hến thả bầu vào nấu chín, cho hành và thì là vào. Đun sôi mỡ, phi thơm hành rồi cho thịt hến và gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Cho thịt hến vào canh bầu hoặc để riêng ăn.

Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em:
Thịt hến 100g, sò biển100g, gạo tẻ 50g, rễ hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Thịt hến, sò hấp cách thủy, băm nhỏ, ướp gia vị; rễ hẹ giã nhỏ; gạo nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho sò hến và hẹ vào đun chín. Ăn 1 ngày 1 lần. Dùng 5 - 7 ngày.

Chứng hay đi tiểu đêm:
Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn trong ngày. Có thể dùng thường xuyên.

Chữa dương nuy, ít tinh:
Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ. Lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút, bắc ra ăn nóng.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
Hến 1kg, lá dâu bánh tẻ 30 -50g, hành hoa, gia vị vừa đủ. Hến rửa sạch luộc đãi lấy ruột, nước để lắng gạn lấy phần nước trong bên trên. Lá dâu rửa sạch để ráo, thái sợi. Phi thơm hành mỡ cho hến vào xào săn, tiếp đó cho lá dâu vào xào chín, cho thêm ít nước hến, nêm gia vị vừa đủ, múc ra bát rắc rau răm, hành hoa lên ăn nóng. Có thể dùng thường xuyên. Công dụng: bổ âm, hạ áp, an thần, lợi tim mạch, nhuận gan mật, lợi tiểu,… dùng tốt cho người bệnh tăng huyết áp, tim mạch, bí đại tiểu tiện,…

Lưu ý: Hiện nay có nhiều vùng sông, suối, mương,… bị ô nhiễm nặng do nước thải của các cơ sở sản xuất, nhà máy. Các loài cua, cá, trai, hến sống ở vùng nước bị ô nhiễm cũng có thể bị nhiễm độc. Do đó người dân không nên cào hến ở những khu vực này làm thức ăn.

Chế độ ăn kiên tốt cho tim mạch
Lợi ích của chế độ ăn kiêng tốt cho tim mạch

Khi giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch (tức chế độ dinh dưỡng ít chất béo, calo, muối và cholesterol), các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim như huyết áp cao có thể được ngăn chặn hoặc được cải thiện. Huyết áp cao thường gây ra bệnh xơ cứng động mạch. Khi máu lưu thông đến các động mạch này và bị cản trở, chúng khiến bạn cảm thấy đau ngực hoặc ép tim. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng này còn giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu.

Phân loại

Để giữ được cân nặng vừa phải, phụ nữ nên hấp thu khoảng 1,600 calo/ngày từ những thực phẩm được khuyến khích hấp thu theo chế độ ăn uống ngăn chặn cao huyết áp DASH và 2,000 calo/ngày đối với nam. Chế độ ăn kiêng DASH là chế độ ăn uống giảm hấp thu các thực phẩm có chứa muối, đồng thời tăng cường hấp thu các loại trái cây, ngũ cốc và rau cải. Từ đó, giúp bạn duy trì cân nặng vừa phải và cải thiện huyết áp.

Ngoài ra, chế độ ăn kiêng điều trị bằng cách thay đổi lối sống TLC (tức chế độ ăn nhiều chất xơ và ít calo, chất béo, cholesterol và muối) cũng giúp hạ thấp nồng độ cholesterol xấu, từ đó làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Các thực phẩm có hàm lượng muối thấp

Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, hấp thu quá nhiều muối là nguyên nhân làm huyết áp tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn hãy thay thế các thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh ngọt, kem sôcôla và nước xốt… thường chứa hàm lượng muối, calo và chất béo cao bằng các loại ngũ cốc nguyên cám và những thực phẩm chưa chế biến. Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau cải ít calo như ăn cà chua tươi thay vì cà chua đóng hộp, thay thế oliu giàu calo với hành tây, hoặc ăn khoai tây nướng thay vì ăn khoai tây chiên. Đồng thời, bạn hãy đọc nhãn của các thực phẩm dinh dưỡng để tránh những thực phẩm có chứa quá nhiều muối.

Ngũ cốc nguyên cám

Một nghiên cứu của Harris Kristina A. được công bố trên tạp chí “Báo cáo về bệnh xơ vữa động mạch” năm 2010 chỉ ra rằng yến mạch và lúa mạch làm giảm cholesterol xấu LDL, đồng thời giúp cải thiện tình trạng huyết áp. Những người ăn nhiều ngũ cốc hơn trong chế độ dinh dưỡng ít có khả năng bị béo phì. Để giảm cân, bạn nên chọn những ngũ cốc nguyên cám có hàm lượng calo thấp chẳng hạn như một bát bột yến mạch với sữa tách béo 2%, bánh mì nướng không bơ và nhớ ước lượng chính xác kích thước phần ăn của bạn một cách thật cẩn thận.

Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khác cũng thích hợp cho chế độ ăn kiêng tốt cho tim mạch: chuyển từ việc sử dụng dầu trộn salad có chứa chất béo sang không chứa chất béo; hay chỉ ăn những chất béo tốt cho sức khỏe như dầu oliu; hoặc thay thế trứng, thịt gà với thịt đã được loại bỏ da, các loại đậu, sữa chua không béo và cá hồi. Đồng thời, ăn 2 chén trái cây và rau cải tươi mỗi ngày đều tốt cho sức khỏe tim mạch.

Có nên hạn chế ăn trứng?

Bạn không nhất thiết phải khoanh vùng các món trứng nhé! Nghiên cứu sẽ được các nhà khoa học tìm hiểu để đưa ra kết quả chính xác nhất trong thời gian tới.



Trong khi chờ đợi những kết quả này, bạn nên ăn trứng một cách điều độ sẽ tốt cho sức khỏe. Các bữa ăn cần cắt giảm chất béo, các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol… Bạn nên hạn chế ăn lòng đỏ của trứng, còn lòng trắng vẫn là phần an toàn nhất và cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp các loại protein ít béo.

Tại sao trứng có thể gây nguy hiểm?

Mới đây, các nhà khoa học kết luận rằng trong lòng đỏ trứng có một chất đã chuyển hóa gọi là lecithin. Khi lecithin được tiêu hóa, nó phân hủy thành các thành phần khác nhau, trong đó bao gồm cả choline hóa học (lòng đỏ là nguồn duy nhất tạo chất choline trong trứng).

Khi vi khuẩn đường ruột chuyển hóa choline, nó giải phóng chất group gan rồi chuyển đổi thành một hợp chất gọi là trimethylamine N-oxit (hay còn gọi là TMAO).

Các TMAO sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám và cholesterol tích tụ trong động mạch, khiến người ăn trứng nhiều tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Theo một nghiên cứu mới đây của Canada, chất curcuma có trong nghệ cho phép giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở những người hay ngáy khi ngủ.

Trước đây, chúng ta đã biết đến tác dụng chất curcuma (chính chất này tạo nên màu vàng của nghệ), đó là chống lão hoá cực hiệu quả và giảm được cholesterol trong máu. Nghiên cứu mới của Canada về tác dụng phòng bệnh nhồi màu cơ tim một lần nữa khẳng định công dụng tuyệt vời của nghệ đối với sức khoẻ con người.

Để có được kết luận quan trọng này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm trên chuột. Các con chuột này đều có chung 1 đặc điểm là tim to. Tim to là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên bệnh nhồi máu cơ tim. Chúng được cho ăn nghệ hằng ngày.

Sau nhiều tuần theo dõi, nhóm nghiên cứu nhận thấy, độ phình của tim giảm, điều này cũng đồng nghĩa rằng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim giảm.

Nếu chất curcuma được ứng dụng thành công đối với người, nó sẽ mở ra một hướng đi mới cho cách phòng và điều trị bệnh nhồi máu cơ tim đồng thời bảo vệ sức khoẻ tim mạch của chúng ta.

Nghệ là một loại gia vị không đắt tiền, dễ tìm và được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn, còn chần chừ gì nữa bạn hãy bổ sung gia vị này vào các bữa ăn hàng ngày của mình.

Để bảo vệ hệ tim mạch, phụ nữ cần thường xuyên sử dụng 8 loại thực phẩm sau:

1. Yến mạch
Hãy khởi đầu ngày mới với một bữa sáng từ yến mạch. Yến mạch chứa nhiều acid béo Omega-3, folate và kali. Loại thực phẩm giàu chất xơ này có thể làm giảm tỷ lệ cholesterol xấu LDL và giữ cho động mạch thông suốt. Yến mạch cũng là nguồn thực phẩm giàu canxi, protein, ít chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất.

2. Cá hồi
Cá hồi là một trong những nguồn có acid béo Omega-3 nhiều nhất. Cá hồi chứa "astaxanthin" - là chất chống oxi hóa mạnh. Cá hồi còn giúp giảm huyết áp và hạn chế hình thành các cục máu đông. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn cá hồi 2 lần mỗi tuần để giảm 1/3 nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bạn cũng có thể lựa chọn 1 số loại cá khác như: cá thu, cá ngừ, cá trích cũng rất tốt cho hệ tim mạch.

3. Cải bó xôi
Cải bó xôi chứa nhiều Lutein (một loại caroteinoid), vitamin nhóm B, folate, magie, kali, canxi và chất xơ giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh.

4. Quả bơ
Quả bơ không chỉ giàu vitamin A, C, E và K mà còn chứa các chất béo có lợi cho tim, da và tóc. Bơ giúp giảm tỷ lệ cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL. Mặt khác, trong bơ cũng chứa nhiều beta carotene và lycopene - là 2 chất cần thiết giữ cho tim khỏe mạnh. Salad  trộn từ bơ và cải bó xôi sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho hệ tim mạch của bạn đấy.

5. Hạt lanh
Là loại thực phẩm giàu Omega-3 và Omega-6, chất xơ và phytoestrogen. Bạn có thể sử dụng hạt lanh kèm với ngũ cốc nguyên hạt hay cháo lúa mạch buổi sáng, thêm vào bánh muffin hay cookies.

6. Các loại hạt
Chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B, magie, chất béo tốt và các chất chống oxi hóa như vitamin E. Óc chó là loại hạt có nhiều nguồn protein thực vật nhất. Năm 2003, FDA đã công nhận vai trò của các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ, lạc, hồ đào, quả thông, hạt dẻ cười và óc chó) trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch.

7. Các loại đậu
1 số loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu đỏ chứa nhiều acid béo Omega-3, canxi và chất xơ. Đậu lăng có nhiều chất xơ, kali là 2 chất dinh dưỡng giúp giảm huyết áp. Đồng thời các loại đậu cũng giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường và các lợi ích về sức khỏe khác.

8. Dầu olive
Do hàm lượng acid béo chưa bão hòa và chất chống oxi hóa trong dầu olive cao, nên nó có khả năng giúp cholesterol xấu LDL và các nguy cơ về bệnh tim mạch. Bạn nên mua các loại dầu olive nguyên chất để dùng. Khi nấu nướng, hãy thay bơ bằng dầu olive sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Author Name

Ăn đồ ngon

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.