Bài Viết Mới

Hạt sen vừa có thể ăn tươi, vừa dùng làm nguyên liệu chế biến các món canh, làm nhân bánh, làm mứt... Đông y từ xưa đã coi hạt sen là vị thuốc quý có tác dụng bổ nguyên khí, thanh tâm an thần.


Ảnh minh họa

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Kali

Hạt sen chứa nhiều kali, trong l00g hạt sen có tới 846mg kali. Đây là nguyên tố có tác dụng cân bằng chất dịch trong tế bào, giúp duy trì chức năng tim và huyết áp ở trạng thái bình thường.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện trong nước tiểu của người cao huyết áp, lượng natri thường tăng còn lượng kali lại giảm. Điều đó chứng tỏ trong cơ cấu món ăn, natri được đưa vào quá nhiều, còn kali lại quá ít.

Vì vậy, ăn những thực phẩm giàu kali sẽ có tác dụng đào thải muối natri mà hạt sen là sự lựa chọn lí tưởng nhất.

Magiê

Trong l00g hạt sen có chứa 242mg magiê. Đây là nguyên tố giúp tăng cường trí lực, Magiê kết họp với natri còn có tác dụng chống loãng xưong, tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp.

Trong bữa ăn hàng ngày, người ta thường được được cung cấp nhiều canxi nhưng lại thiếu nguyên tố magiê. Vì vậy ăn hạt sen có tác dụng hấp thụ canxi tốt hơn. Bệnh tim mạch thường liên quan rất nhiều với tình trạng thiếu magiê.

Nghiên cứu những người chết vi bệnh tim cho thấy hàm lượng nguyên tố magiê trong tim cực thấp. Thiếu magiê còn có khả năng dẫn tới co thắt cơ. Nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện, một trong những nguyên nhân gây đau tim không phải do tắc động mạch vành mà do co thắt động mạch vành tim dẫn đến tim bị thiếu oxy.


Ảnh minh họa
Nhiều loại vitamin

Trong hạt sen có nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, E. Vitamin trong hạt sen có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của men, từ đó khiến cơ thể người đi vào trạng thái làm việc, sinh ra năng lượng, nâng cao khả năng miễn dịch, duy trì sức khỏe cơ bắp, bảo vệ động mạch.

Trong đó, vitamin C và vitam in E có tác dụng chống oxy hóa, giúp người cao tuổi trẻ lâu, ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim, bảo vệ cơ thể.

Cellulose

Trong hạt sen còn chứa nhiều cellulose, nhất là cellulose dạng thô, có tác dụng loại bỏ cặn bã trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ nước trong hệ thống tiêu hóa, làm cho thức ăn trương lên, được thải dễ dàng khỏi cơ thể.


Ảnh minh họa

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Hạt sen vừa là loại thực phẩm, vừa là vị thuốc tẩm bổ có giá trị đối với người cao tuổi. Theo Đông y thì hạt sen tính bình, vị ngọt, vào tâm tỳ. Trong hạt sen chứa nhiều protein, lipit và các nguyên tố như canxi, phốtpho, sắt...

Đây là vị thuốc có tác dụng bố khí, cố tinh, dùng điều trị các bệnh đi ngoài, chán ăn do tỳ hư, đồng thời là thuốc bố bồi dưỡng sức khỏe người cao tuổi sau khi ốm.

Thanh tâm an thần

Hạt sen luôn được coi là vị thuốc Đông y có giá trị bồi bổ nguyên khí, thanh tâm an thần. Hạt sen được dùng điều trị các chứng loạn nhịp tim, mất ngủ, suy nhược thần kinh do tình trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý gây ra.

Đối với nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng như nam giới ở giai đoạn thay đổi về sinh lý sử dụng hạt sen rất có lợi.
[next]
Bổ tỳ, chữa đi ngoài

Do hạt sen có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng, có khả năng thu sáp mạnh nên được dùng đê chữa trị cho những người bị tỳ hư, đi ngoài lâu ngày, chán ăn, thường được dùng phối hợp với nhân sâm, phục linh, sơn dược.

Do hạt sen bố tỳ âm, chữa đi ngoài nên được coi là vị thuốc làm mạnh tràng vị. Điều trị bệnh đi ngoài mãn tính có thể dùng hạt sen (bỏ tâm) 30g, khiếm thực 30g, hạt ý dĩ 40g, hạt kê 150g nấu cháo.

Bổ thận

Hạt sen có tác dụng bố thận tinh, tăng cường mối liên hệ giữa thận và tim. Các chứng bệnh di tinh, đái dắt, khí hư đục, khí hư ra nhiều cũng như các triệu chứng loạn nhịp tim, mất ngủ do tâm khí hư hoặc tâm - thận không hỗ trợ được cho nhau gây ra, nên ăn nhiều cháo hạt sen.

Loại cháo này có đặc điểm chống lạnh, thanh đạm, ăn ngon, dễ tiêu hóa. Món hạt sen hầm dạ dày lợn có tác dụng bổ thận, bổ tỳ, kiện vị, chữa các chứng như di tinh do thận hư, tỳ vị yếu, chán ăn...

Lưu ý

Người bị đầy trướng bụng, táo bón không nên ăn nhiều hạt sen.

Hạ huyết áp

Cao huyết áp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Để điều trị bệnh này, ngoải việc kiên trì dùng thuốc, nên thường xuyên ăn hạt sen sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt. Theo nghiên cứu dược lý, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp, giảm mở máu.

Vì vậy ăn hạt sen để nguyên tâm sen sẽ hiệu quả hơn. sử dụng mỗi lần 12g tâm sen khô thay trà pha nước uống, mỗi ngày 2 lần vào 2 buổi sáng, chiều, ngoài công dụng hạ huyết áp, còn có tác dụng thanh nhiệt, an thần, bổ tim.


Ảnh minh họa

Tăng cường thể chất, làm chậm quá trình lão hóa

Do chức năng của các tổ chức và cơ quan trong cơ thể người cao tuổi bị suy yếu nên xuất hiện tình trạng thể lực yếu, sức đề kháng bệnh giảm sút, thính lực, thị lực kém dần, tóc bạc, rụng, hay quên, mất ngủ, kém ăn, sợ lạnh, nhiều người cao tuổi kèm theo những căn bệnh mãn tính ở người già với mức độ khác nhau.

Vì vậy, đối với người cao tuổi, ăn bổ sung hạt sen sẽ giúp tăng cường thế chất, làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống bệnh tật.

Ảnh minh họa

Cách dùng

Hạt sen là loại thực phẩm , và là loại thuốc bổ dưỡng. Món ăn có hạt sen, bách họp, nấm tuyết, trứng chim cút có tác dụng ích trí an thần, bổ tim, não. Dùng hạt sen cùng phục linh, sơn dược (củ mài), hạt ỷ dĩ nấu cháo không những lá món ăn ngon mà còn bổ tỳ vị, chống lão hóa.

Hạt sen tươi nấu với thịt gà, cá, tôm sẽ cho món ăn m át, ngon miệng. Hạt sen khô có thể dùng nấu chín hoặc nghiền thảnh bột làm bánh.

Chọn loại hạt sen vỏ mỏng, hạt chắc, bỏ tâm đắng, ninh kỹ, cho ít đường phèn vào nấu chè sẽ được món chè bổ dưỡng ngon miệng. Hay cũng có thể nấu hạt sen với bách hơp, thịt lợn nạc thành món cháo tẩm bổ dùng cho người mới ốm dậy cơ thể đang yếu.

Cách tẩm bổ bằng hạt sen có hiệu quả

Đối với hạt sen vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc không phải cứ càng ăn nhiều càng tốt. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ "lợi bất cập hại".


Ảnh minh họa
[next]
Cách ninh nhừ hạt sen

Hạt sen rất khó ninh nhừ vì vỏ lụa ngoài có một lóp chất sừng, thời gian bảo quản càng lâu, lóp sxìng đó ngày càng dày thêm, không dễ hấp thụ nước để trương nở.

Để hạt sen nhanh mềm, khi ngâm cần sử dụng nước muối loãng nóng, để khoảng 1 giờ, lấy tay bóp nhẹ, lớp vỏ lụa sẽ bong ra, cho hạt sen vào nước sôi ngâm tiếp, hạt sẽ trương nở, khi nấu nhanh nhừ.

Lưu ý

Khi mua hạt sen nên chọn loại hạt to, chắc, đều hạt. Mọi bộ phận của hạt sen đều có tác dụng chữa bệnh, nhưng đối với những người mới bị cảm, táo bón, sốt rét, trĩ, đầy trướng bụng thì tạm thời không nên ăn hạt sen

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ HẠT SEN

Hạt sen tươi có thể ăn sống hay để nấu canh, nấu chè, làm nhân bánh.

Món vịt hầm hạt sen


Ảnh minh họa
► Nguyên liệu:
- Thịt vịt (chưa lọc xương): 500g
- Đậu đỏ: 80g
- Trần bì: 1 miếng
- Muối vừa đủ.
- Hạt sen tươi: l00g
- Gừng: 2 lát
- Rượu thực phẩm: 1 thìa to

► Cách làm:
- Thịt vịt rửa sạch, chần qua nước sôi để ráo.
- Đổ nước vào nồi, đun sôi, cho tất cả các nguyên liệu vào đun to lửa, khi sôi chuyển nhỏ lửa hầm trong 2 giờ.
- Cho thịt vịt ra, để nguội, lọc bỏ xương, thái miếng mỏng, cho tiếp vào nồi, nhặt bỏ trần bì, nêm muối vừa miệng là được.

Chè hạt sen, bách hợp


Ảnh minh họa


►Nguyên liệu:
- Hạt sen: 50g
- Sơn dược (củ mài); 20g
- Nấm tuyết: 20g
- Bách họp (hoa atisô): 50g
- Táo tàu; 20 quả
- Đường phèn đủ dùng.

►Cách làm:
- Đem tất cả nguyên liệu (trừ đường phèn) rủa sạch, ngâm nước 1 giờ, táo tàu bỏ hạt, để sẵn.
- Đổ 1 lít nước vào xoong, cho bách hợp, hạt sen, sơn dược, táo tàu vào nấu chín nhừ, tiếp đó cho nấm tuyết vào nấu chín mềm.
- Sau cùng cho đường phèn vào khuấy tan đều là được.

Nguồn: Sưu tầm

Hạch đào, còn gọi là quả óc chó, là loại trái cây rất có ích đối với người cao tuổi. Loại quả này khi ăn chẳng những có hưong vị độc đáo mà còn là vị thuốc quý, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, nhuận táo tan đờm, ấm phổi, bổ thận.

Thành phần dinh dưỡng từ hạch đào

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Axít béo thiết yếu; axit linoleic và axít linseed

Cơ thể người ngoài hấp thụ axít béo từ thực phẩm , còn có thể tự tổng hợp được nhiều loại axít béo. Tuy nhiên có nhiều loại axít béo mà cơ thể không thể tổng họp được mà chỉ có thể hấp thụ từ thực phẩm.

Axít béo thiết yếu chỉ có hai loại là axít linoleic và axít linseed. Axít linoleic có tác dụng quan trọng đối với việc duy trì cơ cấu vá chức năng của màng tế bào.

Người cao tuổi thiếu axit linoleic sẽ xuất hiện triệu chứng da bị á sừng, rụng tóc và khó lành vết thương. Axít linseed mang đặc tính chống viêm, chống tắc mạch máu, ổn định nhịp tim, giảm mỡ máu, giãn mạch máu.

Loại axít này rất có công hiệu điều trị các bệnh mạch vành tim, tiểu đường, phong thấp, viêm da, ung thư, trầm cảm, tâm thần phân liệt, quá mẫn cảm, hen phế quản, bệnh thận.

Trong hạch đào rất sẵn hai loại axít béo này nên rất phù hợp đối với người cao tuổi, có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng mà các loại thực phẩm thông thường không có.

Thành phần dinh dưỡng từ hạch đào
Ảnh minh họa
DHA

DHA là một loại axit béo không bão hòa, có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với tế bào đại não, đặc biệt là đối với sự hình thành phát triển chức năng truyền dẫn và tác động của thần kinh não.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy, DHA là một trong những vật chất quan trọng giúp cho sự phát triển của não. Vì vậy, người cao tuổi thường xuyên ăn hạch đào sẽ phòng ngừa được chứng suy giảm trí nhớ, nâng cao rõ rệt khả năng tư duy, có công hiệu kiện não ích trí, là thực phẩm dinh dưỡng chữa chứng hay quên, váng đầu, loạn nhịp tim.

Glyceride linoleic

Trong hạch đào có chứa tới 63% chất béo. Thành phần chất béo đó chủ yếu là glyceride linoleic.

Thường xuyên ăn hạch đào, không những điều chỉnh cholesterol mà còn có tác dụng làm hạn chế sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol, rất thích hợp đối với bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành.

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Hạch đào không những là thực phẩm có hương vị độc đáo mà còn là vị thuốc rất có giá trị, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, nhuận táo tan đờm, ấm phổi bổ thận. Đây là loại thực phẩm dùng chữa ho hen, đau lưng mỏi gối, đái dắt do thận hư, chữa táo bón, là vị thuốc bổ não, trợ tim, bổ thận.

Phòng ngừa chúng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Chứng bệnh này chẳng những làm cho bệnh nhân suy sụp mà còn gây ra nỗi đau khổ phiền muộn và gánh nặng cho người thân. Các chuyên gia đã dự báo, nếu các giải pháp phòng chữa bệnh không có tiến bộ thì căn bệnh này sẽ từ vị trí "sát thủ" thứ tư lên vị trí số 1 đối với sức khỏe của người cao tuổi.

Chất phốtpho trong hạch đào có tác dụng rất tốt đối với việc bảo vệ tế bào thần kinh đại não. Nhân hạch đào chứa nhiều chất như protein, lipit, gluxlt, cellulose, canxi, phốtpho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C... có hiệu quả bổ não rõ rệt.

Thường xuyên ăn hạch đào sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, làm chậm quá trình già nua, tăng cường chức năng đại não, tăng trí nhớ, phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuối (Hội chứng Alzheimer).
[next]
Phòng chống bệnh mạch vành

Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn hạch đào có tác dụng bảo vệ tim, giảm tỉ lệ mắc bệnh mạch vành. Đối với hệ tim mạch, hạch đào vừa có tác dụng hạ thấp axít béo bão hòa và cholesterol, vừa làm tăng tính đàn hồi của động mạch, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Những người thường xuyên ăn hạch đào có thể giảm 50% tỉ lệ mắc bệnh mạch vành so với người hoàn toàn không ăn hạch đào.

Giảm lipit máu

Hạch đào được coi là thứ quả "trưởng thọ". Nhân hạch đào chứa 65% hàm lượng dầu, trong đó có axít linoleic vô cùng quý giá, khi đi vào cơ thể có tác dụng phân giải lipit, giảm mỡ máu, mềm thành mạch, làm sạch máu, ngăn ngừa hình thành cholesterol, đồng thời đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể. Vì thế, hạch đào rất thích họp cho người cao tuổi bị bệnh cao huyết áp, lipit máu tăng, xơ cứng động mạch.

Bổ thận

Trong hạch đào có nhiều nguyên tố vi lượng như vitamin E, kẽm, magiê, mangan, là những thành phần quan trọng tạo nên hormon sinh dục và khối thủy não.

Lý luận của Đông y cho rằng "thận là cái gốc của cơ thể". Trong khi đó, hạch đào lại có tác dụng làm ấm thận, bổ thận, tăng cường sức đề kháng bệnh tật của cơ thể.

Làm đẹp

Axít linoleic trong hạch đào có tác dụng dưỡng da, làm cho da mịn màng, trắng hồng. Lượng vltamin E rất phong phú trong hạch đào có khả năng bảo vệ lipit da và protein tế bào da, giữ nước trong da, thúc đẩy tái sinh và sức sống của tế bào cơ thể.

Ăn hạch đào chẳng những làm chậm quá trình bạc tóc mà còn làm cho tóc đen mượt. Thứ quả này còn có tác dụng chống nứt nẻ móng chân, móng tay.

Cách dùng

Hạch đào có thể dùng ăn sống, luộc chín qua nước muối, cũng có thể đem nấu cháo cùng hạt ý dĩ, hạt dẻ...

Làm sữa hạch đào

Đập bỏ vỏ cứng, lấy nhân hạch đào nghiền nát cùng đường phèn, khi ăn xúc ra 2 thìa, hòa nước sôi để uống. Đây chính là loại sữa hạch đào bổ não.



Ảnh minh họa

Làm chè hạch đào

Nghiền riêng hạch đào, vừng thành bột, sau đó trộn lẫn, đổ nước vừa đủ nấu thành chè, ăn có tác dụng làm đẹp da, đen tóc, nhuận tràng, chữa táo bón, rất thích họp vói người cao tuổi bị suy nhược cơ thể.

Đem bột nhân hạch đào, đậu tương, bạch cập, gạo tẻ nấu thành cháo, khi chín cho đường vào làm thành chè hạch đào. Ăn loại chè này củng có tác dụng làm đẹp da.

Dùng hạch đào làm thuốc

Hạch đào có thể đem sắc thành thuốc nước, cũng có thể đem tán bột thành bột hạch đầo hoặc hoàn tán thành viên hạch đào. Lấy nước muối nhạt hoặc hòa nước đường xào hạch đáo đến khi khô nước sẽ thành món hạch đào mặn hoặc hạch đáo ngọt, dùng cho người già bị suy nhược, ho lâu ngày, hay thở hổn hển khi mới vận động.

Nhân hạch đào sắc cùng nhân sâm uống hoặc nhai nuốt thật chậm từng ít một có tác dụng chữa ho hen rất tốt. Người già hay đi tiểu tiện ban đêm, lấy hạch đào đã xào muối mặn vừa, ninh cùng hạt sen, uống trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nhân hạch đào còn có thể dùng điều trị sỏi đường tiết niệu.

Đem nhân hạch đào rửa sạch 2 đến 3 lần nước, nhúng qua nước muối đang sôi trong 2 -3 phút, vớt ra, phơi gần khô, cho vào lò vi sóng nướng trong khoảng 4 -5 phút (số lượng nhiều kéo dài thêm thời gian nướng), lấy ra để nguội, cho tiếp vào lò vi sóng nướng thêm 1 phút, để nguội. Mỗi ngày ăn 4 chiếc, nhai nuốt chậm, ăn vào lúc đói sẽ hấp thụ tốt hơn, cũng có thể ăn điểm tâm sáng cùng sữa bò
[next]
Lưu ý

Nhiều người cao tuổi khi ăn hoa quả chua hoặc ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh có cảm giác buốt răng. Nhai hạch đào có thể điều trị được chứng bệnh này. Ngâm hạch đào chưa bóc vỏ trong nước muối vài giờ sẽ dễ bóc lấy nhân.

Cách chọn mua

Khi mua hạch đào, cần chọn những nhân quả nguyên, ít vỡ vụn, màu

vàng nhạt hoặc vàng xám, giòn, không có mùi lạ. Những nhân hạch đào bị chuyển màu đen sẫm là đã để lâu, chất lượng kém, axít béo không bão hòa có thể do bị oxy hóa nên nặng mùi dầu.

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ HẠCH ĐÀO

Ngoài ăn sống, hạch đào có thể dùng làm bánh, nấu chè, nấu cháo..

Bánh gatô hạch đào kiểu Đức


Ảnh minh họa

► Nguyên liệu:
- Nhân hạch đào giã nhỏ: l00g
- Bơ: 250g
- Đường: 150g (có thể tăng, giảm tùy theo khẩu vị)
- Tníng gá: 3 quả
- Bột mì: 200g
- Sôđa: 5g
- Sữa tươi: 60ml.
- Bột ca cao: 40g

► Cách làm:
- Lấy 45g bơ đun sôi, cho bột ca cao vào, cho sôđa trộn đều để sẵn dùng.
- Đem số bơ còn lại trộn đường, đập trứng vào đánh nhuyễn, sau đó cho tiếp bột mì khuấy đều.
- Cho trứng gà vào khuấy đều.
- Đựng trong khuôn bánh, trộn hạch đào đã giã vụn, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 190°c trong 60 phút là được.

Chè bát bảo


Ảnh minh họa

► Nguyên liệu:
- Nhân hạch đào: 100g
- Đậu tưong: l00g
- Hạt sen: 50g
- Táo tàu: 9 quả
- Mật ong vừa đủ dùng.
- Ngô: 100g
- Nấm tuyết: 50g
- Câu kỷ tử: 30g
- Nấm huơng: 9 chiếc

► Cách làm:
- Đem nấm tuyết, nấm hưong rửa sạch, đựng trong bát, ngâm nước nóng, khi nguội bỏ cắt chân, để ráo nước.
- Đem nhân hạch đào, ngô, đậu tưong, hạt sen, táo tàu rửa sạch bằng nước lạnh.
- Cho các nguyên liệu vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, sau đó chuyển nhỏ lửa ninh nhừ, cuối cùng cho mật ong khuấy tan đều là được.

Nguồn: Sưu tầm

Dâu tây là thứ trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là "nữ hoàng của các loài trái cây". Dâu tây chứa nhiều loại đường, protein, axít hữu cơ, pectic và giàu vitamin, chất khoáng cũng như nguyên tố vi lượng, rất thích họp với người cao tuổi.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
Axít hữu cơ

Axít hữu cơ trong dâu tây giúp cơ thể phân giải lipit trong thực phẩm, có tác dụng kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa. Chất pectic tuy không dễ được ruột hấp thụ nhưng lại có tác dụng kích thích thành ruột, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa, thúc đay sự nhu động của dạ dày vả đường ruột, từ đó giúp đại tiện dễ dàng, giúp đường ruột đào thải những chất dư thừa có hại như kim loại nặng, cholesterol.

Vitamin

Dâu tây được coi là "vitamin tươi". Trong l00g dâu tây tươi chứa 60mg vitamln C, hàm lượng vitamin C ở đâu tây cao gấp 7 đến 10 lần ở táo, nho. Vitamin C được coi là axít hữu cơ chống hoại huyết, là loại vitamin tan trong nước. Trong các loại vitamin thì vitamin C là loại không ổn định nhất, khi bảo quản, chế biến, nấu chín, vitamin C rất dễ bị phân hủy, bị oxy hóa.

Vitamin C còn có tác dụng thúc đây sự hợp thành collagen xưong, làm mau lành vết thương, tăng cường khả năng trao đổi chất của tyrosine trong axít amin và tiyptophan, kéo dài tuối thọ, tăng khả năng hấp thụ chất sắt, canxi và axít folic, cải thiện tình trạng tích tụ mỡ, đặc biệt là điều hòa lượng cholesterol, phòng bệnh tim mạch, có giá trị dưỡng sinh rất quan trọng đối với người cao tuổi.
Ngoài ra, dâu tây còn chứa vitamin C và vitamin E có công dụng bảo vệ màng tế bào, chống oxy hóa, đào thải "rác" trong cơ thể, giúp ngưòi cao tuổi trẻ lâu.

Về các vitamin khác

Ngoài vitamin C, trong dâu tây còn chứa nhiều loại vitamin khác như vitamin A, B1, B2, B6, E, caroten...

Axít amin

Loại axít náy có tác dụng phòng và chữa bệnh thiếu máu, mẩn ngứa da, phòng bệnh ung thư máu và các bệnh về huyết dịch do thiếu máu.

Chất khoáng

Trong dâu tây có chứa nhiều chất khoáng như canxi, sắt, phốtpho, kali, natri, đồng, magiê, thiếc, kẽm...

Các chất dinh dưỡng khác

Trong l00g dâu tây chứa 800mg protein, l00mg lipit, 5,2g cacbon hyđrat, l ,6g cellulose.

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Dâu tây tươi có vị ngọt, tính lương, không độc, có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, hóa đờm, kiện tỳ, bổ máu, giảm mỡ máu... có tác dụng phòng chữa nhất định bệnh đường ruột và tim mạch cho người cao tuổi. Vitamin và pectin trong dâu tây có công hiệu chữa táo bón, trĩ, cao huyết áp, phòng ngừa ung thư đường ruột. Thường xuyên uống nước sinh tố dâu tây có thể chữa viêm họng, giúp cho da dẻ mịn màng.
[next]
Chữa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa

Người già thường gặp phải vấn đề trao đổi chuyển hóa chất, tiêu hóa sút kém. Táo bón là hiện tượng khá phổ biến ở người cao tuổi. Dâu tây có công hiệu điều trị khá rõ rệt đối với bệnh táo bón, bệnh trĩ, cao huyết áp, cholesterol cao, ung thư đường ruột.

Thường xuyên ăn dâu tây sẽ có thể loại trừ được các triệu chứng đầy trướng bụng, kém ăn, suy dinh dưỡng...

Làm cho răng chắc khỏe

Vitamin C trong dâu tây có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng đối với răng, xương, phòng bệnh chảy máu chân răng, chống dị ứng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi thiếu vitamin C, ngưòi ta thường có triệu chứng sưng lợi, xuất huyết chân răng, răng lung lay. Khi chân răng đã bị vết thương thì rất khó lành, lại có thể dẫn đến bệnh hoại huyết, thiếu máu, yếu tim...

Vì vậy, ăn nhiều dâu tây, thường xuyên bổ sung vitamin có ý nghĩa rất quan trọng đối với người cao tuổi.

Xóa nếp nhăn, chống già nua

Hình thức bề ngoài của người cao tuổi cũng là điều phải quan tâm. Dâu tây mang lại hiệu quả rõ rệt làm chậm quá trình xuất hiện nếp nhăn trên da ở người già. Ăn dâu tây sẽ tăng cường khả năng trao đổi chất ở da, làm cho da dẻ mịn màng, đàn hồi tốt, giảm dần nếp nhăn trên mặt.

Dâu tây có tác dụng thanh nhiệt đối với tim phổi nên có công hiệu nhất định chữa các chứng bệnh ngoài da do tâm phế nhiệt như mẩn ngứa, viêm da. Chất dinh dưỡng trong dâu tây có tác dụng chống lão hóa đối với xương, da, hệ thần kinh khá tốt.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

Bổ tim, kiện não, chống ung thư

Những công trình nghiên cứu y học có liên quan gần đây cho thấy, dâu tây có tác dụng đặc thù về bổ tim, kiện não. Đặc biệt, loại trái cây này có tác dụng rất tốt phòng chữa các bệnh mạch vành, tắc mạch máu não, xơ vữa động mạch. Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy dâu tây còn có công hiệu chống ung thư.

Axít ellagic chiết xuất từ rễ, lá và quả dâu tây có hoạt tính chống ung thư khá cao, bảo vệ có hiệu quả các cơ quan trong cơ thể không bị tác nhân ung thư xâm hại, từ đó giảm bớt ở mức độ nhất định nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong tám loại thực phẩm có khả năng hạ thấp tỉ lệ tử vong do ung thư thì dâu tây đứng ở vị trí hàng đầu.

Loại tanric axít kỳ diệu nói trên có trong dâu tây tươi giúp cơ thể kháng độc, ngăn chặn hình thành tế bào ung thư, có hiệu quả điều trị nhất định đối vói nhiều loại bệnh ung thư.

Cách dùng

Dâu tây không những là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng mà còn rất sẵn. Để giữ cho dâu tây tươi ngon, không bị mất chất dinh dưỡng thì ăn tươi là tốt nhất. Tuy nhiên, để trở thành món ăn ngon thì ngoài ăn tươi ra, còn có nhiều cách ăn độc đáo khác.

Cách lựa chọn và bảo quản dâu tây

Thông thường, dâu tây ngon là những quả tươi, to, có mùi thơm đậm. Trước khi ăn cần phải rửa sạch, tiêu độc: ngâm dâu tây 5-10 phút trong dung dịch nước muối pha loãng, sau đó ngâm nước đun sôi để nguội 1 đến 2 phút rồi vớt ra để ráo là được.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

Nước dâu tây ép

Ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để ráo nước, trộn đều với đường kính vài giờ, nước dâu tây sẽ chảy ra, cho dâu tây vào dụng cụ ép hoa quả, ép lấy nước, chờ đến khi cặn lắng, nước trong là có thể uống được. Nếu trộn lẫn nước dâu tây với nước uống có gas hoặc kem thì hương vị càng ngon, uống liên tục nước dâu tây vài ngày có thể trị viêm họng, khản tiếng.

Xay nhuyễn dâu tây thành nước sinh tố uống cũng rất tốt, có thể điều trị các chứng bệnh như đái buốt, nước tiểu vàng...
[next]
Mứt dâu tây

Mứt dâu tây là loại chế phẩm sử dụng tiện 10, giàu chất dinh dưỡng, nên chuẩn bị sẵn với số lượng nhiều cho người cao tuối ăn dần. Mứt dâu tây có thể dùng ăn sáng cùng bánh mì. Làm mứt dâu tây rất dễ, cụ thể như sau:

Sau khi ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho dâu tây vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho ra trộn đều với đường, để tủ lạnh, sau 1 ngày sẽ thành mứt dâu tây.

Thành phần dinh dưỡng từ dâu tây

Kem dâu tây

Vào mùa hè, có thể lựa chọn cách ăn dâu tây lạnh. Trước hết đem dâu tây rửa sạch, để ráo, ép lấy nước rồi trộn đều vói sữa bò, bột ngô chín, sau đó đổ vào khuôn đặt trong tủ đá sẽ thành kem.

Đối với người già, cách ăn này chỉ phù họp trong mùa hè nóng nực, ngoài ra cần lưu ý không nên dùng khi răng và đường ruột không được tốt.

Lưu ý

Người cao tuổi không nên ăn một lúc nhiều dâu tây mà nên ăn ít một, chia làm nhiều lần. Khi rửa dâu tây, nên ngâm nước trước rồi hẵng nhặt bỏ cuống lá, bởi khi đó nhặt bỏ cuống ló, ngâm nước, nếu dâu tây còn bám thuốc trừ sâu thì dư lượng thuốc trừ sâu sẽ theo nước thấm vào bên trong quả dâu, như vậy dễ bị ngộ độc.

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TƯ DÂU TÂY

Với màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng của dâu tây, người ta có thể chế biến loại trái cây này thành các món ăn cao cấp, lịch sự. Sau đây là cách làm hai món mà nguyên liệu chủ yếu là dâu tây tươi.

Sôđa dâu tây

Sôđa dâu tây
Ảnh minh họa

Nguyên liệu:
- Dâu tây: 6 quả
- Kem hương vani: 1 que
- Nước sôđa: l00ml
- Đá viên sạch đủ dùng.

Cách làm:
- Dâu tây rửa sạch, để ráo nước, thái lát.
- Cho các miếng dâu tây đã thái vào máy xay sinh tố cùng kem hương vani, xay nhuyễn đều khoảng 30 giây, cho tiếp nước sôđa vào trộn đều, cho ra ly là được.

Bánh nướng dâu tây

Bánh nướng dâu tây
Ảnh minh họa

► Nguyên liệu:
- Dâu tây: 2 quả
- Đường: 53g
- Muối, bột vani một ít vừa đủ.
- Đào mật chín; 1 /2 quả
- Nước quả ép: 150ml
- Bột mì: 150g
- Bơ (không muối): 75g
- Bột nở: 1 thìa cà phê.
- Kiwl: 1/2 quả
- Bột rau câu: 1/2 thìa

► Cách làm:
- Trộn đều bột mì, đường, bơ, muối, bột nở, bột vani, ít nước lã vào nhào kỹ, nặn thành khối tròn, bọc giấy bóng kính, cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 giờ (qua đêm càng tốt), sau đó lấy ra, để rã đông tự nhiên.
- Phết bơ lên mặt viên bột, rồi rắc một lóp bột mì lên, nặn theo hình dáng tùy thích, đem nướng ở nhiệt độ 170°c trong khoảng 20-25 phút, đến khi chín vàng thì lấy bánh ra.
- Rửa sạch dâu tây, đào, kivvi, thái miếng mỏng, đặt lên trên bánh đã nướng chín.
- Hòa bột rau câu vào nước hoa quả, đun chín, đổ lên trên chiếc bánh, để nguội là được.

Nguồn: Sưu tầm

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ có 40% là protein, 25% acbonhyđrat, 20% lipit. Do axít béo không bão hòa cao tói 61%, lại có thêm các thành phần chất khoáng, vitamin nên có thể nói thành phần dinh dưỡng của đậu phụ không kém gì thịt, lại không có cholesterol nên đậu phụ dễ tiêu hóa. Vì thế nói đậu phụ là loại thực phẩm tuyệt vời cho người già.

Thành phần dinh dưỡng từ đậu phụ

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
Axít béo không bão hòa

Có tác dụng hạ cholesterol trong máu, phòng các bệnh về bệnh tim mạch như huyết áp cao, tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, tăng trí nhớ, phòng bệnh suy giảm trí nhớ ở người già, tăng cường chức năng của mắt (như chức năng võng mạc), chức năng thần kinh. Ngoài ra, đậu phụ còn có tác dụng tiêu viêm, phòng viêm khớp.

Vitamin

Trong đậu phụ chứa nhiều vitamin B1. Đây là loại vitamin hòa tan, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa họp chất cacbon và lipit, là chất men để chuyển hóa năng lượng, có thể nói không có vitamin sẽ không có năng lượng. Vitamin B1 cung cấp năng lượng cần thiết cho hệ thống thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào thần kinh, phòng và chữa bệnh phù chân.

Khi cơ thể thiếu ít vitamin sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường, dẫn đến chán ăn, mỏi mệt, thể lực giảm sút, buồn phiền, nóng nảy, sinh trưởng chậm, tê chân, điện tâm đồ xuất hiện tình trạng bất thường: nếu thiếu vitamin B1 nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm dây thần kinh đa phát (viêm phổi dạng thần kinh), gầy còm hoặc phù thủng, rối loạn chức năng tim.

Phốtpho

Đậu phụ chứa nhiều chất phốtpho, đây là thành phần quan trọng cấu tạo xương, răng và vật chất cơ bản của tế bào, có vai trò vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi.

Ngoài ra, trong đậu phụ còn có các thành phần vitamin A, B2, B6, C, D, E, caroten, axít hữu cơ, nhiều chất khoáng như canxi, sắt, kali, natri, đồng, magiê, kẽm, silic... rất cần thiết cho cơ thể.

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Đậu phụ không những là món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Trong đậu phụ và các chế phẩm từ đậu phụ chứa nhiều protein thực vật, có tới 8 loại axít amin.
Thành phần dinh dưỡng từ đậu phụ
Vì vậy, thường xuyên ăn đậu phụ có thể hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Trong váng đậu còn chứa nhiều phốtpho lipit đặc hữu của đậu tương, là cơ sở vật chất quan trọng cho hoạt động duy trì sự sống, có tác dụng quan trọng đối với hoạt động bình thường của tế bào và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Thường xuyên ăn đậu phụ chẳng những có lợi đối với người suy nhược thần kinh và suy dinh dưỡng mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành. Hiện nay đậu phụ đã được cả thế giới mệnh danh là "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang tính toàn cầu".

Phòng bệnh xơ cúng động mạch

Tỉ lệ mắc bệnh xơ cứng động mạch luôn tăng lên theo tuổi tác, là một trong những căn bệnh chủ yếu của người cao tuổi. Bệnh nhân xơ cứng động mạch thường kèm theo cao huyết áp, cholesterol trong máu cao. Đi theo đó bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não cũng tăng theo.

Thành phần dinh dưỡng từ đậu phụ

Thường xuyên ăn đậu phụ sẽ phòng ngừa hiệu quả xơ cứng động mạch và các chứng bệnh do xơ cứng động mạch gây ra như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não. Ngoài ra, đậu tương có nhiều axít béo chưa bảo hòa, có tác dụng phòng cholesterol trong m áu tăng cao dẫn đến bệnh tim mạch.
[next]
Phòng và điều trị bệnh béo phì ở nguời cao tuổi

Nhiệt lượng tiêu hao trong quá trình trao đổi chất của cơ thể có liên quan mật thiết đến tuối tác, giới tính, chiều cao, cân nặng cũng như điều kiện thời tiết, khí hậu, lao động của mỗi người, ở ngưòi cao tuổi, khả năng trao đổi chất đả suy giảm, hoạt động chân tay ít đi, cơ bắp nhỏ lại còn mỡ thì nhiều lên.

Vì thế, nhu cầu năng lượng hàng ngày ở người cao tuổi thấp hơn nhiều so với thanh niên. Ăn nhiều món giàu nhiệt lượng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng béo phì ở người cao tuổi. Các công trình nghiên cứu y học đã cho thấy, những người trọng lượng cơ thể tăng 30% so với mức bình thường có tỉ lệ tử vong tăng lên đến 50%.

Những người béo phì có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành nhiều gấp hơn 6 lần, cao huyết áp nhiều hơn 4 lần, tiểu đường nhiều hon 3 lần so với người bình thường, sức đề kháng giảm sút rõ rệt. Để hạn chế nhiệt lượng, cần phải giảm khẩu phần ăn có nhiều mỡ, đường, món ăn cần thanh đạm, ít dầu mỡ. Đậu phụ là loại thực phẩm có đặc điểm nhiệt lượng thấp, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, rất phù họp với ngưòi cao tuối.

Bảo vệ gan

Gan là bộ phận quan trọng có đặc điểm chuyển hóa nhanh, nhiều hợp chất, lại có chức năng trữ huyết và lọc độc. Nhiều kết quả thi nghiệm lâm sàng đã cho thấy, lipit rất dễ bị tích tụ trong gan gây tình trạng gan nhiễm mỡ, hợp chất kiềm trong đậu phụ giàu phốtpho có tác dụng chuyến hóa mỡ, đồng thời duy trì ỗn định màng tế bào, giúp chức năng gan hoạt động bình thường.

Cách dùng

Đậu phụ tuy ngon, bổ, nhung không nén sử dụng riêng lẻ

Hàm lượng protein trong đậu phụ tuy cao nhưng do trong protein của đậu phụ, lượng axít am in cần thiết cho cơ thể lại thấp nên giá trị dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể. Cách khắc phục rất đơn giản là chỉ cần nấu lẫn đậu phụ với các thực phẩm gốc động, thực vật khác nhằm bổ sung axít amin.

Người ta thường nấu đậu phụ lẫn với thịt nạc băm hoặc trứng gà rán nhằm bổ sung protein cần thiết, nâng cao giá trị dinh dưỡng của đậu phụ. Khi nấu đậu phụ lẫn với cá, chẳng những món ăn được bổ sung nguồn protein động vật, hơn thế do trong cá có chứa nhiều vitamin D, trong đậu phụ nhiều canxi nên khi ăn kèm, vitamin D sẽ nâng cao khả năng hấp thụ canxi gấp hơn 20 lẩn.

Đậu phụ nấu cùng với rau câu cũng rất hợp vì tuy đậu phụ có tác dụng chống xơ vữa động mạch nhưng lại làm tiêu hao iốt. Nếu nấu rau câu vốn chứa nhiều iốt với đậu phụ sẽ mang lại hiệu quả toàn diện.

Cách chọn mua đậu phụ

Đậu phụ vốn có màu hơi vàng, nếu thấy loại đậu bày bán có màu trắng nhợt thì có thể bị cho thêm thuốc tẩy trắng, không nên mua.

Thành phần dinh dưỡng từ đậu phụ

Ngoài ra đậu phụ là loại thực phẩm giàu protein, dễ bị ôi thiu nên cần chọn loại đậu tươi. Đậu phụ đóng hộp cần được bảo quản lạnh, nên mua ở cửa hàng có trang thiết bị bảo quản lạnh, nếu bao bì đậu phụ đóng hộp bị phồng lên, bên trong thấy đậu phụ đã ngả màu đục, có nhiều bọt lớn thì đó là loại đậu mất phẩm chất, tuyệt đối không nên mua.

Xử lý đậu phụ

Do đậu phụ vốn không có mùi nên dễ bị hấp thụ mùi của các loại thực phẩm khác. Vì thế khi nấu đậu phụ nên có thêm nước sốt, cà ry để tạo hương vị thơm ngon. Nếu muốn ăn đậu phụ mềm, có thể chần đậu phụ qua nước sôi, sau đó cho vào nước lạnh hoặc nước đá, để ráo nước.

Như vậy không những tăng thêm vị ngon của đậu mà còn làm sạch vi khuẩn bám ngoài miếng đậu.

Nếu muốn ăn đậu phụ mát, nhất là vào mùa hè, có thể đựng đậu phụ vào hộp, để vào ngăn đá tủ lạnh một ngày, sau khi đông cứng lấy ra ăn. Khi hấp đậu phụ không nên để to lửa, nếu không do quá nóng, đậu phụ sẽ chảy nhiều nước, miếng đậu dễ bị rỗ.
[next]
Bảo quản đậu phụ

Đậu phụ được làm theo phương pháp truyền thống rất dễ bị hỏng, khi mua về nhà, nên nhanh chóng ngâm nước, đưa vào bảo quản trong tủ lạnh, lúc cần chế biến mới lấy ra. Khi cho đậu phụ ra khỏi tủ lạnh, không nên để lâu quá 4 tiếng, tốt nhất là ăn hết ngay trong ngày.

Loại đậu phụ đóng gói trong hộp dễ bảo quản, nhưng trong thời hạn sử dụng vẫn phải để trong tủ lạnh để đậu không bị hỏng. Nếu dùng không hết một hộp, có thể cắt ra từng phần để nấu dần, số đậu còn lại đưa vào tủ đá, khi cần lấy ra dùng tiếp.

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ ĐẬU PHỤ

Đậu phụ là món phổ biến trong mỗi gia đình, có thể để nguyên làm món ăn, cũng có thê dùng làm nguyên liệu chính, thêm các nguyên liệu phụ trợ khác để chế biến. Cách chế biến khá đa dạng, có thể rán, nướng, nấu canh, chẩn, nhồi, xốt...

Sau đây là cách làm hai món đậu phụ đơn giản:

Canh cải cúc đậu phụ

Canh cải cúc đậu phụ

► Nguyên liệu:
- Cải cúc: l00g
- Nấm kim châm: l00g
- Muối: 1/2 thìa con
- Bột tiêu: 1 /4 thìa con
- Dầu mè; 1/2 thìa con.
- Đậu phụ: 1 bìa to
- Nước luộc thịt: 3 bát con
- Rượu gạo: 1 thìa con

► Cách làm:

- Đậu phụ rửa sạch, xắt miếng, cải cúc rửa sạch, ngắt riêng từng lá. Nấm
kim châm rửa sạch, để sẵn.
- Đun sôi nước luộc thịt, cho cải cúc, đậu phụ, nấm kim châm và các gia vị khác, đun sôi trong 1-2 phút.

Đậu phụ tẩm hành

Đậu phụ tẩm hành

►Nguyên liệu:
- Đậu mơ: 10 bìa
- Hành hoa: 5g
- Nước mắm, ớt tươi đủ dùng.

►Cách làm:

- Hành hoa nhặt rửa sạch, thái nhỏ, cho ra bát con.
- Ớt tươi thái nhỏ cho vào cùng bát hành. Đổ ít nước sôi váo (20ml) rồi rưới nước mắm váo khuấy tan đều để tẩm đậu.
- Đậu phụ rửa sạch, cho vào chảo dầu rán chín vàng đều cả hai mặt. Khi đậu chín, lần lượt gắp từng bìa đậu tẩm vào bát nước chấm cho ngấm, bày ra đĩa, cho hành lên trên là được.

Nguồn: Sưu tầm

Bí đỏ (bí ngô) chứa nhiều đường và gluxit nên khi ăn có vị ngọt. Hàm lượng protein và lipit trong bí đỏ khá thấp. Bí đỏ chứa nhiều vitamin, một lượng sắt và phốt pho nhất định. Những chất này có vai trò quan trọng duy trì chức năng sinh lý của cơ thể. Gần đây, ngưòi ta còn phát hiện thấy trong bí đỏ có chứa thành phần côban có tác dụng bổ máu.

Trong l00g bí đỏ có 0,148g vitamin A, 0,3mg B1, 0,4mg B2, 0,12mg B6, 8mg vitamin C , 0,36mg vitamin E, 0,026mg vitamin K, 0,89mg β-caroten, 0,08mg axít folic, 0,5mg axít pantothenic, 0,4mg axít nicotinic; các chất khoáng nhiều nhất là kali (287mg), phốtpho (24mg), canxi (16mg), magiê (8mg), ngoài ra còn sắt (0,4mg), natri (0,8mg) và một số nguyên tố vi lượng khác như đồng magiê, kẽm, silic. Trong l00g bí đỏ có 700mg protein, lOOmg lipit, 4,5g gluxlt, 800mg cellulose dễ tiêu hóa.

Thành phần dinh dưỡng từ bí đỏ

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
β-Caroten

Đây là chất chống oxy hóa giống như vitamin E, giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư tử cung, ung thư phổi, ung thư dạ dày. Ngoài ra, ăn thực phẩm chứa nhiều β-caroten còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Khi được tiêu hóa, β-caroten được chuyển hóa thành Vitamin A, duy trì hệ miễn dịch hoàn hảo.

Khi thiếu vltamin A, khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, hệ hô hấp và m ắt trở nên đặc biệt suy yếu, không thể chống đỡ được với vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, bổ sung nhiều β-caroten có trong bi đỏ sẽ giúp người cao tuổi phòng ngừa mắc chứng mủ lòa và các bệnh về mắt khác.

Thành phần dinh dưỡng từ bí đỏ

Côban

Côban là thành phần quan trọng cần thiết cho cơ thể người, có tác dụng điều trị thiếu máu ác tính và kích thích tạo huyết, cải thiện hoạt tính của kẽm, thúc đẩy sinh trưởng, phòng ngừa bệnh mạch vành tim, viêm cơ tim, thiếu máu, xơ cứng động mạch, đục thủy tinh thể, kéo dài tuổi thọ. Khi cơ thể thiếu côban sẽ dẫn đến thiếu máu ác tính hoặc gây suy tủy, đồng thòi cũng xuất hiện viêm niêm mạc miệng lưỡi.

Côban là một trong những thành phần quan trọng tạo ra tế bào hồng cầu trong máu, có tác dụng quan trọng trong việc tổng họp protein hồng cầu, phát triển hoàn thiện hồng cầu, cũng là thành phần tạo ra phân tử vitamin B12. Chính vì trong bí đỏ chứa nhiều côban nên ăn vào có tác dụng bổ máu, được coi là loại thực phẩm - vị thuốc bổ máu có giá trị.

Argenine

Argenine có tác dụng giúp mau lành vết thương, loại bỏ nước amoniac dư thừa trong cơ thể tăng cường chức năng hệ miễn dịch, làm giảm cơn đau thắt tim. Ngoài ra, argenine còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, thực sự là loại thực phấm tuyệt vời bảo vệ hệ thống tim mạch.

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Như đã phân tích ở trên, những thành phần dinh dưỡng đặc biệt có trong bí đỏ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa xơ cứng động mạch, phòng chống ung thư, làm đẹp, giảm béo. Thường xuyên ăn bí đỏ không những nhuận tràng mà còn chống tai biến mạch máu não, điều trị cao huyết áp.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (Đông y gọi là trúng phong, trúng gió) được chia thành hai loại là tai biến do xuất huyết não và tai biến do thiếu máu não.

Loại thứ nhất chủ yếu do cao huyết áp gây ra, loại thứ hai thường do bệnh đái tháo đường, xơ cứng động mạch, máu đặc dính gây ra. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, nguyên nhân dẫn đến xơ cứng hoặc xơ vữa động mạch chủ yếu là do cholesterol "xấu".

Làm giảm nồng độ của loại cholesterol này, kiềm chế oxy hóa sẽ có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc ngăn ngừa xơ cứng hoặc xơ vữa động mạch. Qua nghiên cứu, giới y học còn phát hiện, bí đỏ có tác dụng hạ huyết áp, làm mềm thành mạch máu, ngăn ngừa hẹp mạch máu, tắc nghẽn mạch máu. Ăn bí đỏ thường xuyên có thể phòng ngừa có hiệu quả tai biến mạch máu não.

Thành phần dinh dưỡng từ bí đỏ
[next]

Hạ đường huyết

Bí đỏ là loại thực phẩm đặc biệt tốt đối với người bệnh tiểu đường. Bởi chất pectin chiếm tới 15% trong bí đỏ sau khi đi vào ruột sẽ kiềm chế sự hấp thụ đường gluco. Một số chất trong bí đỏ còn có chức năng giống như insulin, có tác dụng hạ đường huyết. Đây là kết luận được các chuyên gia Nhật Bản công bố gần đây.

Nhật Bản là quốc đảo, đất đai nhiễm kiềm, bí đỏ trồng ít ngọt, hàm lượng gluxit củng khá thấp. Vì thế, khi xem xét chất có tác dụng giống như insulin trong bí đỏ cũng cần phải xem xét lượng gluxit trong thứ quả này, cần chú ý lượng sử dụng, tốt nhất lá mỗi tuần ăn 2 -3 lần, mỗi lần 100-200g, cứ ăn l00g bí đỏ thì nên giảm bót 15g lương thực. Đồng thời, cần chú ý chủng loại khác nhau, nơi trồng khác nhau thì bí đỏ cũng có hàm lượng đường khác nhau. Loại bí đỏ có hình tròn dẹt như chiếc đèn lồng chứa nhiều nước, ít đường, khá thích hơp vói bệnh nhân tiểu đường.

Phòng chữa cao huyết áp

Với người cao tuổi có cảm giác nhức đầu, chóng mặt, khả năng chú ý không tập trung hoặc ngủ không ngon giấc thì hãy đề phòng khả năng phát sinh bệnh cao huyết áp. Nên đi khám sớm, xác định cho rõ để để điều trị. Cao huyết áp thường được coi là "kẻ giết người thầm lặng".

Nếu như trong một thời gian dài, huyết áp không được kiểm soát thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là nhũng bộ phận quan trọng trong cơ thế như tim, não, thận. Đặc trưng điển hình của cao huyết áp là thành động mạch dày lên, nhưng khi được cung cấp đủ kali thì ngay cả thành động mạch của bệnh nhân cao huyết áp cũng không bị dày lên thêm.

Vì vậy, kali có tác dụng bảo vệ mạch máu. Những bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp dài ngày, do tiểu tiện nhiều, kali củng bị thải ra ngoài nhiều hơn, khả năng thiếu kali sẽ tăng lên. Do đó, những người dùng thuốc hạ huyết áp cần chú ỷ bổ sung kali. Hàm lượng kali trong bí đỏ khá cao nên bí đỏ được coi là thực phẩm dưỡng sinh cần thiết đối vói bệnh nhân cao huyết áp.

Cách dùng

Có nhiều cách chế biến bí đỏ làm món ăn, thông dụng nhất là các món xào, nấu, có thế nấu vói thịt, hầm với xương, cũng có thể hấp cách thủy, hoặc nấu chín, giã nhuyễn trộn bột mì làm bánh. Bí đỏ chín già ninh nhừ cùng gạo nếp, táo đỏ, đường đỏ thành món chè ăn rất ngon và bổ dưỡng
.
Bí đỏ cần ăn chín

Bí đỏ tính ấm, vị ngọt, không độc, có công hiệu n h u ậ n phế bổ trung. Thường xuyên ăn bí đỏ sẽ tăng cường thị lực, phòng cảm mạo, làm cho da dẻ mịn màng. Tuy nhiên, cần lưu ý là khả năng hấp thụ vitam in A của cơ thể người liên quan mật thiết với phương pháp chế biến.

Nếu ăn sống, cơ thể chỉ hấp thụ được dưới 10%, nếu nấu chín có thể tăng lên đến 20%, còn nếu xào dẩu mỡ thì tỉ lệ hấp thụ càng tăng gấp bội, có thể lên tới trên 60%.

Thành phần dinh dưỡng từ bí đỏ

Tránh phân hủy Vitamin C

Trong bí đỏ có chứa một loại men phân giải, có thể phân hủy Vitamin C, nhưng loại men này khi gặp axít hoặc bị đun nóng sẽ mất khả năng phân hủy. Vì vậy khi nấu bí đỏ cùng các loại rau giàu Vitamin C như cà chua thì nên nấu chín bí đỏ trước.
[next]
Cách bảo quản bí đỏ tươi lâu

Thực phẩm cho dù có giá trị dinh dưỡng đến đâu, nếu không tươi sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thánh phần dinh dưỡng.

Bí đỏ cũng vậy, bảo quản bí đỏ được tươi lâu chủ yếu là giữ bí đỏ trong môi trường không khí trong lành, để nơi khô ráo, thoáng mát. Trong điều kiện bảo quản tốt, bí đỏ có thể bảo quản được trên 100 ngày.

Lưu ý
Bí đỏ non chứa nhiều Vitamin C và ít đường gluco hơn bí đỏ già, bí đỏ già có hàm lượng canxi, sắt, β-caroten cao hơn.

Bí dỏ không được nấu lẫn với thịt dê, cừu, nếu không, ăn vào dễ bị vàng da. Bệnh nhân tiểu đường khi ăn món bí đỏ cần tính đến lượng dường cho phép mỗi ngày, nếu đã ăn bí đỏ thì giảm cơm và các món tinh bột khác.

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ BÍ ĐỎ
Bí đỏ tẩm bột hấp

Bí đỏ tẩm bột hấp
(Ảnh minh họa)

Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 500g
- Bột gạo vừa đủ
- Muối, đường vừa đủ

Cách làm:
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát dày, trộn đều với bột gạo, muối, đường.
- Xếp các miếng bí đã tẩm bột vào lòng hấp, hấp khoảng 20 phút là được.

Xalát bí đỏ, nấm

Xalát bí đỏ, nấm
(Ảnh minh họa)

Nguyên liệu:
- Bi đỏ thái lát: 800g
- Sữa chua: 3 thìa xúp
- Giấm trắng: 3 thìa xúp
- Đường trắng: 1/2 thìa xúp
- Dầu thực vật: 1 thìa xúp
- Thìa là: 2 mớ
- Nấm rơm: 200g
- Hạt bí đỏ rang chín bóc vỏ: 2 thìa xúp
- Nước cam: 3 thìa xúp
- Hành: 1 củ thái nhỏ
- Bột tiêu đen một ít
- Muối vừa đủ.

Cách làm:
- Thìa là nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho giấm, nước cam, sửa chua, đường, hạt tiêu, muối, thìa là trộn đều làm nguyên liệu trộn xalát.
- Cho bí đỏ, ít thìa lá vào nồi hấp, rắc muối, hấp khoảng 10 phút đến khi bí mềm, lấy ra để nguội.
- Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành khô rồi cho nấm rơm vào xào khoảng 2 phút, nêm muối, lấy ra để nguội.
- Cho bí và nấm vào cùng một đĩa to, trộn đều với nguyên liệu trộn xalát cho ngấm. Sau cùng rắc hạt bí rang đã bóc vỏ lên trên là được

Nguồn: Sưu tầm

Bí đao là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, đường, các chất khoáng canxi, phospho, sắt, các loại viamin B1, B2, C , axít hữu cơ... Trong đó vitamin B1 có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa gluxit, đường thành nhiệt lượng mà không bị chuyển hóa thành lipit. Vì thế, bí đao giúp giảm béo cho người cao tuối bị béo phì. Hạt bí đao cũng được coi là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh.

Thành phần dinh dưỡng từ bí đao

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
Cellulose

Bí đao chứa nhiều cellulose lá chất có khả năng cải thiện mức độ lipit và đường trong máu. Tinh trạng động m ạch bị hẹp lại và xơ cứng ở người già nói chung nghiêm trọng hơn nhiều so vói người trẻ tuổi. Các công trình nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi ăn nhiều thực phẩm giàu cellulose sẽ giảm bớt mối nguy hiểm mắc các bệnh về tim mạch.

Nhiều loại vitamin Bí đao chứa nhiều caroten và vitam in nhóm B, riboílavin (B2), axít nicotinic, axít hữu cơ chống hoại huyết. Người cao tuổi nếu đựơc bổ sung các loại vitamin có trong bí đao sẽ có tác dụng phòng ngừa bệnh về thị lực như biến chiing hoàng điểm.

Bệnh này thường xuất hiện ở những người trên 65 tuổi, ảnh hưởng rất lớn đến thị lực, nhẹ thì không đọc nôi sách báo, nặng thậm chí gây mù lòa. Hàm lượng vitamin C trong bí đao khá cao, trong lOOg bí đao có đến 18mg vitamin C, ăn bí đao giúp người già tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh cảm cúm vào mùa đông - xuân.

Axít propanol

Bí đao không chứa lipit, hàm lượng natri thấp, lại có axít propanol nên có thế ngăn ngừa có hiệu quả sự chuyển hóa đường thành lipit, đồng thời tiêu bớt lượng mỡ dư thừa, có tác dụng rất tốt phòng trị bệnh béo phì, cao huyết áp, xơ vữa hoặc xơ cứng động mạch.

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Theo Đông y, bí đao có vị cam, đạm, tính hơi hàn, có công hiệu thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, chống khô khát, có tác dụng điều trị rất tốt đối với các loại bệnh thường gặp ở người cao tuổi như xơ cứng động mạch, mạch vành, cao huyết áp, phù thủng, đầy trướng bụng. Bí đao còn có tác dụng giải độc khi bị dị ứng do ăn cua cá, giải rượu. Vào mùa hè, nếu bị cảm nắng nóng, ăn bí đao sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.

Tiêu phù

Bí đao có công hiệu tiêu phù do viêm thận, nhất là ở giai đoạn đầu.

Giảm béo

Axít propanol trong bí đao giúp cơ thể kiềm chế chuyển hóa đường thành lipit, ngăn ngừa tích mỡ, có công hiệu giảm béo. Vì thế, bí đao luôn được coi là vị thuốc giảm béo sẵn có trong tự nhiên. Đây là loại thực phẩm thanh đạm, không có lipit, rất ít gluxit, cho ít nhiệt lượng. Thường xuyên ăn bí đao vào mùa hè thu rất có lợi đối vói những người bị thừa cân.

"Chống đói" cho bệnh nhân tiểu đường Người bệnh tiểu đường nếu đói bụng có ăn nhiều bí đao cũng không bị ảnh hưởng gì vi bí đao có rất ít đường.
[next]
Làm đẹp da

Bí đao xưa nay được nhắc đến với công hiệu làm đẹp da; người xưa đã biết đun bí đao lấy nước tắm, rửa mặt để làn da trắng đẹp, trẻ lâu.

Chữa phù chân

Ninh vỏ bí đao lấy nước rửa chân sẽ chữa được phù chân. Dùng liên tục trong 3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Thành phần dinh dưỡng từ bí đao

Chữa mỡ máu tăng

Người cao tuổi dễ mắc bệnh mỡ máu cao. Vỏ bí đao có tác dụng phòng chữa bệnh này rất hiệu quả.

Cách làm:

Vỏ bí đao khô 150g, lá sen, sơn tra, hạt ý dĩ, trần bì, mỗi thứ 50 g, nghiền nhỏ riêng từng thứ sau đó trộn đều, mỗi ngày hòa nước cơm hoặc nước lã đun sôi để ấm uống 3 lần, mỗi lần 6-8g.

Lưu ý:

Đông y thường lấy hạt bí đao làm một trong những vị thuốc quan trọng làm tan đờm, như bài thuốc lấy hạt bí đao, xuyên bối mẫu, quả lê, đường phèn cùng sắc kỹ lấy nước uống hoặc hấp cách thủy để ăn.

Chữa ho.

Vỏ bí đao có tác dụng chữa ho. Cần lấy loại vỏ bí đao sau đợt rét mùa đông phơi khô, sắc 15g, hòa mật ong uống.

Cách dùng

Có rất nhiều cách chế biến bí đao làm món ăn như xào, nấu canh, luộc, hấp cách thủy... Có thể nấu bí đao lẫn với măng, cà chua, mướp, nấm... thành món ăn chay hoặc nấu với cá, thịt, tôm, lưon, yến sào... thành món ăn giàu đạm động vật, hưong vị thơm ngon. Vào mùa hè, có thể nấu bí đao với lá sen non thành món ăn giải nhiệt, giảm béo rất tốt.

Sử dụng bí đao chữa bệnh

Đối với người cao tuổi bị béo phì, sử dụng bí đao để giảm béo không nên ngày nào cũng ăn mà cần căn cứ tình hình thực tế, mỗi tuần ăn gián đoạn 2 -4 lần. Nhưng nếu người béo phì bị bệnh phù thủng thì có thể ăn thường xuyên, khi hết phù chuyển sang ăn gián đoạn.

Nói chung, bất cứ thực phẩm giảm béo nào cũng nên ăn theo lời khuyên của thầy thuốc mới đem lại hiệu quả.

Nên chọn loại bí đao chắc quả

Vỏ bí đao khá cứng, khi bí già có lớp phấn trắng phủ ngoài. Nếu bổ bí đao, thấy cùi dày, chắc thì đó là bí ngon. Những quả bí đao to thường được người bán cắt sẵn từng khúc nên rất dễ phân biệt quả nào ngon.

Thành phần dinh dưỡng từ bí đao

Nếu chưa ăn ngay, không nên gọt vỏ, bỏ ruột mà cần để nguyên, bí sẽ tươi lâu hơn, khi nào ăn mới nên gọt vỏ, bỏ ruột. Muốn biết quả già hay non, chỉ cần quan sát xem quả nào vỏ xanh sẫm, ruột có nhiều chỗ rỗng, hạt đã hình thành rõ thì đó là bí già.

Ăn bí đao nên chọn quả già vì bí non cho cảm giác ngấy, không giòn, ăn nhạt. Nếu mua bí đã cắt khúc thì nên chọn khúc trên gần cuống.

Cách bảo quản

Nếu được bảo quản tốt, bí đao có thể để đến 4 -5 tháng không hỏng. Để mùa đông củng có bí đao ăn, cần khéo bảo quản, nên chọn những quả không bị xây xát, còn nguyên vẹn lớp phấn trắng bám ngoài vỏ, để nơi khô mát, dưới lót rơm rạ hoặc tấm gỗ.
[next]
Lưu ý:

Bí đao là loại thực phẩm tính hơi hàn nên không phải bất cứ ai cũng nên ăn bí đao. Những người âm thịnh hoặc dương suy, đại tiện lỏng lâu ngày thì tốt nhất là hạn chế ăn bí đao. Do bí đao có tác dụng thanh nhiệt, tan đờm, kiện vị nên đun kèm với gừng tươi thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Người cao tuổi bí tiểu tiện, đói buốt, ăn canh bí đao sẽ có tác dụng lợi tiểu

MÓN ĂN CHÉ BIẾN TỪ BÍ ĐAO

Canh bí đao, lá sen

Thành phần dinh dưỡng từ bí đao

Nguyên liệu:
- Bí đao: 300g
- Lá sen khô: 25g
- Ỹ dĩ: 50g
- Gừng tươi: 3 lát
- Lá sen tươi: 1 tàu
- Đậu côve hạt: 50g
- Câu kỷ tử: l0g
- Bột canh vừa đủ.

Cách làm:
- Đậu côve hạt, ý dĩ rửa sạch, ngâm nước trong một giờ.
- Đổ 1,5 lít nước vào nồi đun sôi, cho lá sen tươi, lá sen khô vào đun trong 15 phút.
- Cho bí đao, đậu côve hạt, ý dĩ, câu kỷ tử, gừng tươi, đun to lửa 10 phút, sau chuyển lửa nhỏ, ninh trong 2 giờ.
- Nêm bột canh vừa miệng là được.

Canh bí đao nấu sườn

Thành phần dinh dưỡng từ bí đao

Nguyên liệu:
- Bi đao: 300g
- Gừng tươi: 4 lát
- Bột canh đủ dung
- Xương sườn lợn: 300g
- Hành hoa, mùi tàu một ít.

Cách làm:
- Sườn rửa sạch, luộc qua, đổ nước bẩn để ráo.
- Bí đao gọt vỏ, thái miếng. Gừng thái lát.
- Hành, mùi tàu nhặt sạch, thái nhỏ.
- Đố nước vừa phải, cho sườn và gừng vào, đun to lửa, khi sôi chuyển
nhỏ lửa hầm trong nửa giờ, tiếp đó cho bí đao vào đun cho đến khi bi chín mềm, nêm bột canh vừa miệng, rắc hành, mùi tàu vào là được.

Lưu ý:
Loại canh này ăn vào mùa hè là thích hợp nhốt, có tóc dụng giải nhiệt, tiêu phù, lợi tiểu, giáng hỏa.

Nguồn: Sưu tầm

Ngao hấp trứng là món ăn thanh đạm, ngọt mát lại rất bổ dưỡng, dễ ăn, thích hợp với nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Trứng hấp màu vàng nhạt, ăn rất mềm và mịn.

Ngao Hấp Trứng

Mỗi miếng ngao hấp trứng mềm mịn có lẫn những miếng ngao dai dai rất thích miệng, không hề tanh mà lại quyện hương vừng thơm phưng phức.
 
Nguyên liệu:
- 200g ngao hoa
- 2 quả trứng gà
- Vài cọng hành lá và lát gừng tươi
- Gia vị nước tương, dầu mè, tiêu.

Cách làm:
- Ngâm ngao trong nước muối loãng qua đêm cho sạch cát, vớt ra rổ để ráo. Bước làm sạch ngao rất quan trọng để bạn có được món ngao ngon miệng, không bị lợn cợn hay lẫn sạn cát. Đun sôi nồi nước với một vài lát gừng (hoặc chút rượu để khử tanh). Trút ngao vào, đun cho tới khi ngao há miệng thì vớt ra.
- Gỡ lấy phần thịt ngao để riêng ra bát.
- Đập trứng ra bát, đánh tan với một chút xíu muối. Sau đó lọc trứng qua rây, gạn bỏ gợn cho mịn. Thao tác này rất quan trọng để món trứng khi thành phẩm được mịn và không bị rỗ mặt.
Thêm lượng nước sôi (hoặc nước ấm) bằng 2 lần lượng trứng vào trong bát, đánh tan cho hỗn hợp hòa vào nhau. Lúc này trút thịt ngao vào, khuấy đều hỗn hợp.
- Múc hỗn hợp trứng, ngao ra hai bát con, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc. Không nên dùng bát sâu lòng quá, vì trứng sẽ lâu chín mà ngao lại bị chìm ở dưới.
- Lấy tăm nhọn xăm lên mặt màng bọc thực phẩm vài lỗ nhỏ cho bát trứng dễ thoát hơi rồi đặt vào nồi hấp, đun sôi liên tục chừng 10 - 15 phút cho trứng chín.
- Lấy bát ngao hấp trứng ra, tùy khẩu vị cá nhân mà rưới chút dầu mè, nước tương và hành lá xắt nhỏ lên trên mặt, dùng nóng. Nếu có thời gian, các mẹ có thể “cầu kỳ” hơn khi dành thời gian để trang trí cho mặt trứng thêm bắt mắt và hấp dẫn các bé. Ở đây, dưa chuột thái lát mỏng rồi xắt lấy phần cung tròn, xếp 3 lát đối nhau để giả làm vây cá, còn cà chua được tỉa thành hình oval giả làm mình cá. Điểm chút hành lá thái nhỏ xung quanh giúp cho bài trí thêm phần sinh động.

Nguồn: Sưu tầm

Khi mùa đông đến, tất cả các vùng da trên cơ thể như da mặt, môi, bàn tay, gót chân cần được dưỡng ẩm và chăm sóc đặc biệt để không bị khô và nứt nẻ.

Da mặt

Mặt là vùng da bị tiếp xúc với ánh nắng, gió, và bụi nhiều nhất, vì thế cần được chăm sóc đặc biệt trong thời tiết mùa đông. Để làn da không bị khô, trước hết bạn cần giữ ẩm cho da bằng cách tránh những loại sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh (ngay cả khi da của bạn là da dầu).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tẩy tế bào chết cho da để loại bỏ những lớp vảy bong tróc hình thành trên da, và sử dụng một loại kem chống nắng tốt để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và những cơn gió hanh khô.

Vùng da xung quanh mắt

Để khắc phục mắt bị khô và ngứa trong những tháng mùa đông, bạn nên thường xuyên sử dụng dung dịch nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm. Ngoài ra, hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho vùng da xung quanh mắt vì đặc điểm của nó khác hẳn với những vùng da khác.

Những khi đi ra ngoài, bạn hãy nhớ mang theo một chiếc kính râm loại tốt để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím và gió bụi. Đây là những tác nhân khiến da bị lão hóa rất nhanh.

Mẹo chăm sóc da mùa đông từ A tới Z 

Môi 

Không giống như các vùng da khác trên mặt, da môi của bạn không có tuyến dầu, vì thế dễ bị khô và nứt nẻ. Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể chăm sóc cho đôi môi, đối phó với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông. 

Đầu tiên, hãy uống thật nhiều nước trong ngày. Sau đó, bạn cũng cần sử dụng son dưỡng thường xuyên, chăm chỉ tẩy tế bào chết cho vùng da môi bằng cách lấy bàn chải đánh răng chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt. Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể thoa một chút bơ lên bờ môi. 

Chú ý: Không nên liếm môi quá nhiều nếu không môi sẽ càng khô hơn. 

Da tay và chân 

Nguyên tắc quan trọng mà bạn cần ghi nhớ nếu muốn có một làn da mềm mại là “dưỡng ẩm, dưỡng ẩm, và dưỡng ẩm”. Ngoài việc phải uống nhiều nước, bạn nên sử dụng kem dưỡng thể 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất, và đừng quên “bao bọc” cơ thể kỹ càng mỗi khi đi ra ngoài để tránh gió. 

Massage cơ thể với dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân cũng rất tốt cho làn da khô và dễ bị kích ứng. 

Chế độ ăn uống trong mùa đông cũng rất quan trọng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp duy trì độ ẩm cho da. 

Bàn chân và gót chân 

Vào mùa đông, vùng da ở bàn và gót chân có nguy cơ bị nứt nẻ nặng nhất, rất đau và khó chịu. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một chế độ chăm sóc đặc biệt như tẩy tế bào chết một lần/ tuần, giữ ẩm cho da mọi nơi mọi lúc. Trước khi đi ngủ, hãy bôi thật nhiều kem dưỡng hoặc vaseline vàng lên khắp bàn chân, rồi bao bọc lại bằng một đôi tất.

Theo Infonet
Nguồn: Sưu tầm

Là người Hà Nội hẳn ai cũng một lần từng thưởng thức đậu Mơ – món ăn dân dã, quen thuộc với bữa ăn của nhiều gia đình. Nhưng đó là nói đến đậu mơ, còn món đậu mơ hấp lá sen thì mọi người đã từng thưởng thức chưa? Nếu chưa, sao các bạn không thử thưởng thức một lần bằng cách mình tự chế biến tại nhà?

Đậu Mơ Hấp Lá Sen

Nguyên liệu:
- 6 bìa đậu mơ
- 100g hạt sen tươi
- Lá sen, bột bắp
- Gia vị Dầu ăn, dầu hào chay, hạt nêm.

Cách làm:
- Hạt sen bỏ tim, rửa sạch, luộc mềm, tán nhuyễn, giữ lại nước luộc.
- Hạt sen bỏ tim, rửa sạch, luộc mềm, tán nhuyễn, giữ lại nước luộc.
- Cho nước luộc lên bếp nấu sôi trở lại, cho hạt sen đã tán nhuyễn vào nấu cùng. Nêm 2 thìa cà phê hạt nêm và một chút dầu hào, sau đó dùng nước bột bắp để làm sánh xốt hạt sen.
- Lá sen, rửa sạch, để ráo. Lót lá sen vào đĩa sâu lòng, xếp đậu mơ lên.
- Rưới 1 ít nước hấp.

Thịt lợn luộc ngâm nước mắm
Giới thiệu:
Thịt heo ngâm mắm là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình. Mình xin chia sẻ với các bạn một cách làm thịt ngâm mắm rất nhanh mà không kém phần hấp dẫn. 




Nguyên liệu:
2kg thịt heo: tùy sở thích gia đình bạn như chân giò rút xương hoặc thịt đùi có đủ da, thịt, mỡ
1 nhúm tiêu sọ
1 tép tỏi thái lát
1 muỗng cà phê muối
1/4 muỗng cà phê tiêu.
Nước ngâm thịt:
480 ml nước mắm
400 g đường
120ml nước
Tiêu sọ còn nguyên hạt

Cách chế biến:

Bước 1: Thịt rửa sạch, cắt khối vuông to, cột chỉ cho chắc rồi ướp với tí đường, bột nêm, nước mắm, tiêu, tỏi, củ hành tím khoảng 30 phút.

Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm chút nước, nấu cho đến khi thịt chín mềm. Công đoạn này gần giống như kho thịt. Vớt thịt ra, cho ngay vào tô nước lạnh có đá lạnh nhằm mục đích làm cho mỡ trong và giòn.

Bước 3: Bắt nồi nước mắm lên bếp nấu sôi. Nếu sợ mùi nước mắm hôi nhà bạn có thể nấu nước và đường cho sôi, sau đó cho nước mắm vào, tắt bếp.

Bước 4: Khi nước mắm ngâm thịt đã nguội lạnh hẳn, thấm thật khô thịt bằng khăn giấy, cho thịt vào lọ (lọ đã được khử trùng bằng nước sôi), dùng thanh tre chặn cho thịt không trồi lên khỏi nước mắm. Nếu không được ngâm ngập trong nước mắm, thịt sẽ bị đen và nhanh hư.
Ngâm thịt với nước mắm đến ngày hôm sau là ăn được.

Nguồn: Sưu tầm

Thịt cuộn chân giò

Món thị lợn luôn thường có trong bữa ăn gia đình bạn, bạn muốn thay đổi làm mới món ăn trong bữa ăn của gia đình?

Bạn đang phân vân nên chọn món nào cho bữa ăn, buổi hẹn hò thú vị mà không nhàm chán với những nguyên liệu thường ngày. Nay mình sẽ giới thiệu cho bạn món thịt cuộn kiểu Hi Lạp, lạ mà cực ngon nhé.




Nguyên liệu:
- 800 gram thịt thăn
- 4 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- 160 gram thịt hun khói
- 100 gram bột chiên xù
- Tỏi, bơ, muối, hạt tiêu
Cách chế biến

Bước 1:
- Trộn đều bột chiên xù với một thìa bơ và tỏi tây thái nhỏ.
- Dùng búa đập cho miếng thịt mềm ra.

Bước 2:
- Cho hỗn hợp bột chiên xù và thịt hun khói lên miếng thịt thăn.
- Rồi cuộn lại và dùng chỉ buộc chặt

Bước 3:
- Rán thịt cho vàng một chút. Món ăn sẽ ngon hơn khi thêm một chút bơ.

Bước 4:
- Đảo qua hành tây, cà rốt với một chút muối, hạt tiêu.
- Sau đó đổ đều lên trên thịt và cho vào lò nướng khoảng 20 phút tùy cỡ to nhỏ của miếng thịt ở nhiệt độ 160 độ C.

Nguồn: Sưu tầm

Chị em có thể tự tay làm những món mứt dừa với nhiều màu sắc mà không cần sử dụng đến hóa chất.

Nguyên liệu:
Cùi dừa: 1kg
Đường: 500 gr
Lá nếp: 50g
Bắp cải tím: 150g
Cà rốt: 300g
Gấc: 100g ruột gấc cả hạt
Bột cacao: 1 thìa cà phê
Vani




Cách chế biến:

Bước 1: Dừa đem gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài, dùng dao cắt đôi quả dừa. Dùng nạo, nạo theo vòng tròn của quả dừa để được những sợi dừa dài và mỏng.

Sau đó đem rửa vài lần nước để dừa sạch dầu (rửa đến khi nước rửa dừa không còn bị đục nữa).

Bước 2: Gấc đem bổ đôi, dùng thìa nạo lấy phần thịt gấc. Đem thịt gấc bóp cùng 1 thìa ăn cơm rượu, nặn bỏ hạt. Hòa thêm vào bát thịt gấc 1 bát con nước rồi lọc lấy nước gấc qua 1 cái rây.

Bước 3: Cà rốt, bắp cải tím, lá nếp đem rửa sạch rồi thái nhỏ từng loại. Cho từng loại vào máy xay sinh tố, thêm 1 bát nhỏ nước rồi xay nhuyễn.

Bước 4: Chia dừa thành 5 phần, cho từng phần vào các bát nước rau củ đã chuẩn bị ở bước 2 và 3 để ướp trong khoảng 4-5 tiếng cho dừa ngấm màu của nước rau củ.

Bước 5: Thường thì sẽ ngâm đường với dừa cho đến khi đường tan thì mới cho dừa và nước đường lên bếp sên.

Ở đây mình bỏ qua công đoạn ướp đường. Mình dùng 100gr đường cho 200gr cùi dừa và cho đường thẳng vào chảo, thêm nước rau củ vừa ướp dừa, đun cho đến khi đường tan thì cho dừa vào sên.

Lúc đầu để ở mức lửa trung bình, khi nước đường sôi thì hớt bọt nếu có, thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều.

Bước 6: Khi nước đường cạn chỉ còn sền sệt thì hạ lửa nhỏ liu riu, lúc này dùng đũa đảo đều liên tục để đường kết tinh bám đều vào dừa.

Nếu muốn mứt thơm hơn thì nhỏ vào chảo vài giọt vani rồi tắt bếp. Tiếp tục đảo đều trong khoảng 1 phút nữa. Sau đó rải mứt ra 1 cái mâm, khi mứt nguội thì cất vào lọ kín để bảo quản.

Nguồn: Sưu tầm

Author Name

Ăn đồ ngon

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.